Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Bắc Kạn: Khai thác, sử dụng kiến thức bản địa trong bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Ba Bể

Bắc Kạn: Khai thác, sử dụng kiến thức bản địa trong bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Ba Bể

Cập nhật: 01/11/2023

Sáng 27/10, tại xã Khang Ninh (Ba Bể), Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn tổ chức tổng kết Dự án “Khai thác, sử dụng kiến thức bản địa trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần bảo vệ đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng tại vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.

Quang cảnh lễ tổng kết dự án.

Tham dự buổi lễ có đại diện Quỹ UNDP-GEF SGP; Tiến sỹ Hứa Đức Nhị, Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam, đại diện Ban Chỉ đạo quốc gia GEF SGP (Chương trình hỗ trợ các dự án vừa và nhỏ); PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi, Phó Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam, Trưởng đoàn đánh giá Dự án; TS. Đỗ Tuấn Khiêm thành viên dự án.

Về phía tỉnh Bắc Kạn có đồng chí Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và các hộ dân tham gia dự án.

Dự án được Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn - cơ quan thực hiện Dự án phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Ba Bể; Vườn Quốc gia Ba Bể; UBND các xã Hoàng Trĩ, Quảng Khê (vùng thực hiện dự án) triển khai các nội dung của Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận.

Mục tiêu của Dự án là dựa vào kiến thức bản địa để góp phần vào bảo vệ rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học thông qua hoạt động vệ sinh rừng, bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu bản địa quý hiếm như: Hoài Sơn, giảo cổ lam, cây vả…; bảo tồn, khai thác, cải tạo và phát triển cây ăn quả đặc sản của địa phương trở thành sản phẩm hàng hóa (hồng không hạt).

Vận dụng kiến thức bản địa để bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững, phòng cháy chữa cháy rừng, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, người có uy tín ở địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học.

Đến nay dự án đã hoàn thành và đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Ba Bể thông qua kiến thức bản địa, hướng đến giảm tác động tiêu cực tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, phát huy truyền thống tốt đẹp lâu đời của người dân địa phương trong hoạt động bảo vệ rừng.

Dự án đã chọn 300ha rừng trong tổng số gần 1.000ha rừng để thực hiện vệ sinh rừng và bảo tồn kiến và phát triển cây dược liệu quý với quy mô 80 hộ dân tham gia. Dự án thực hiện từ năm 2021 đến nay với tổng kinh phí gần 1,7 tỷ đồng.

Các tập thể, cá nhân tham gia tích cực trong dự án và đạt thành tích cao được Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn tặng giấy khen.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đã biểu dương và đánh giá cao những đóng góp và kết quả của Dự án trong hai năm qua. Từ những kết quả đạt được, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, ngành, địa phương nghiên cứu vận dụng nhân rộng mô hình đến các địa phương khác ở Ba Bể và các huyện khác trong tỉnh, nhất là việc trồng và bảo tồn các cây dược liệu quý hiếm, vận dụng kiến thức bản địa để bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp thu các ý kiến đóng góp tại buổi thảo luận để chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tham mưu thực hiện nhân rộng mô hình./.

Đình Văn

Báo Bắc Kạn – baobackan.com.vn – Đăng ngày 27/10/2023
Từ khóa: Ba Bể, Bắc Kạn, bảo vệ rừng, khai thác, sử dụng kiến thức bản địa, Vườn Quốc Gia Ba Bể

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036912

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC