Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 12/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Bản du lịch cộng đồng Sin Súi Hồ

Bản du lịch cộng đồng Sin Súi Hồ

Cập nhật: 22/11/2016

(TITC) – Từ TP. Lai Châu, vượt quãng đường hơn 30km qua những con đường dốc núi quanh co, uốn lượn như dải lụa mềm, du khách sẽ đến Sin Súi Hồ - bản du lịch cộng đồng của người Mông nằm ở độ cao gần 1.500m so với mực nước biển, thuộc địa phận xã Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Sin Súi Hồ theo tiếng bản địa có nghĩa là “suối có vàng” để chỉ sự trù phú và vẻ đẹp thuần khiết, hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng cho nơi này với những nương thảo quả ngát hương, những thửa ruộng bậc thang, những nương ngô trĩu hạt và con suối róc rách chảy đêm ngày. Nếu đến Sin Súi Hồ vào đầu đông, du khách sẽ thấy hai bên đường dẫn vào bản là những vạt cúc quỳ nở vàng rực nổi bật trên nền xanh thẫm của núi rừng. Đi sâu vào trong bản, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi thấy Sin Súi Hồ như một vườn lan khổng lồ. Tất cả 103 hộ dân trong bản đều trồng phong lan và địa lan. Lối đi dẫn vào các hộ gia đình được sắp xếp khéo léo nhiều chậu lan lớn, nhỏ làm tôn lên vẻ đẹp đặc trưng của từng ngôi nhà. Do hợp khí hậu và thổ nhưỡng, lan ở Sin Súi Hồ sinh trưởng và phát triển rất tốt, thân và cành mập, vươn dài, ánh lên sắc màu tươi sáng mang vẻ đẹp vừa rắn rỏi, vừa mềm mại, hoa to và đẹp. Giữa năm 2015, Sin Súi Hồ được công nhận là bản du lịch cộng đồng. Đến nay, bản có 6 hộ làm du lịch homestay, mỗi hộ có thể phục vụ 8-10 khách mỗi ngày. Nhà sàn tại đây được xây dựng khang trang, rộng rãi, sạch sẽ với khu vệ sinh đạt chuẩn, khu nhà ở riêng biệt với khu bếp, cách xa khu chăn nuôi. Mỗi nếp nhà đều có một tấm biển làm bằng gỗ xẻ nguyên khối treo trước cửa hoặc cổng chào, bên trên ghi các thông tin như: tên chủ nhà, số điện thoại di động, đặc sản mà gia đình bán và thêm một số chi tiết như homestay, internet, Wi-fi (đối với những nhà cung cấp dịch vụ du lịch). Tất cả các biển chỉ dẫn hay biển quảng cáo trong bản đều được làm từ các nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường. Đến với Sin Súi Hồ, du khách sẽ có dịp trải nghiệm leo thác Tình yêu; thưởng thức những món đặc sản địa phương như lợn cắp nách, gà đồi, cá suối và các loại rau rừng… được chế biến theo cách riêng của người Mông; tham gia vào các trò chơi dân gian và phiên chợ vùng cao vào thứ 7 hàng tuần với những phong tục văn hóa truyền thống được gìn giữ gần như nguyên vẹn… Đặc biệt, tới Sin Súi Hồ vào mùa hè, khi ruộng bậc thang vào mùa nước đổ, du khách có thể theo người dân đi cấy lúa, bắt cá suối, hái đào, mận, táo mèo … Mùa thu, khi những thửa ruộng bậc thang chín vàng rực rỡ thì cũng là lúc thảo quả đến kỳ thu hái. Học cách hái và sấy thảo quả cũng là một trải nghiệm mà du khách không nên bỏ lỡ. Với khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa truyền thống đặc sắc, con người thân thiện, mến khách, Sin Súi Hồ hứa hẹn sẽ là điểm du lịch sinh thái - cộng đồng lý tưởng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới trải nghiệm, khám phá. Phương Mai

Từ khóa:

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034180

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC