Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 25/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Vẻ đẹp Việt
  • /
  • Bản Ngòi làm du lịch

Bản Ngòi làm du lịch

Cập nhật: 13/09/2017

Nằm sâu trong lòng hồ thủy điện Hòa Bình, không đường bộ, không cầu treo, bản Ngòi (xã Ngòi Hoa, Tân Lạc, Hòa Bình) như một ốc đảo tách biệt nhưng yên bình. Sau mỗi nếp nhà sàn, người bản Ngòi vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp của đất Mường xưa, từ lời ăn, tiếng nói…

Ốc đảo không còn cô đơn

Để đến được bản Ngòi, có thể bắt đầu từ cảng Ba Cấp, rồi lên thuyền rong ruổi trong lòng hồ. Lênh đênh trên mặt hồ rộng mênh mông, lướt qua những dãy núi đá vôi cao sừng sững hay những quả đồi xanh mướt màu lá, khi trên thuyền vẫn còn ngân nga tiếng hát của những sơn nữ xứ Mường thì đã thấy phía xa là vịnh Ngòi Hoa. Đón những du khách tới thăm, người dân bản Ngòi tự hào chỉ xuống dòng nước xanh mát, vịnh là nơi rộng và đẹp nhất trong lòng hồ này.

Biệt lập với thế giới bên ngoài, bản Ngòi là một bản Mường cổ, với 90 nóc nhà sàn mái cọ truyền thống. Tiếng Mường xưa gọi vùng đất này là Bưa Dâm, có nghĩa là nơi bằng phẳng trên núi cao, có nhiều cây gỗ lớn hoặc nơi có bóng râm mát mẻ. Những ngôi nhà sàn nằm rải rác trong bản, dựng ở những khoảnh đất bằng phẳng, nép mình bình yên dưới những tán cây cao. Phía trước đón gió hồ mát lộng, sau lưng là những nương ngô hay rừng cây, khí hậu bốn mùa cũng trở nên điều hòa, dễ chịu hơn.

Đường đi trong bản là đường mòn, men theo sườn núi hoặc băng qua những ruộng nương, khe suối. Cuộc sống thường nhật với những thanh âm quen thuộc như tiếng mõ trâu, tiếng cuốc đều đều trên nương, trẻ con nô đùa dưới suối làm cho mỗi bước chân du khách lại bớt đi chút ồn ào phố thị. Sâu vào trong bản sẽ thấy một núi đá vôi cao sừng sững với rất nhiều hang động kỳ bí. Ở đó có rất nhiều thác nước tự nhiên nước trong vắt, mùa hè nước mát lạnh nhưng mùa đông lại ấm áp.

Một trong những nguồn sống chính của người dân bản Ngòi là đánh bắt cá tôm trong lòng hồ. Ban ngày, nhiều thuyền quăng lưới đánh cá, du khách có thể tham gia cùng hoặc được bơi thuyền khám phá vùng lòng hồ. Hoàng hôn xuống, ánh điện dụ cá từ những nơi cất vó bè sáng rực một vùng. Thông thường, những chiếc vó đó sẽ được cất lên trước bình minh. Những mẻ cá tôm tươi rói được mang về bờ rồi được mang ra chợ, cũng có khi trở thành món ăn chính đón khách tới thăm bản vào bữa trưa hôm sau.

Những ngôi nhà sàn truyền thống của bản Ngòi luôn thu hút khách du lịch

Giữ bản sắc là giữ khách

Bên cạnh vẻ đẹp nguyên sơ mà thiên nhiên ban tặng, những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc Mường ở bản Ngòi trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch.

Khi mới đặt chân tới bản, người dân bản trong những trang phục truyền thống sẽ đón khách bằng tiếng cồng, chiêng rộn ràng. Từ năm 2014, Công ty cổ phần Đầu tư du lịch Hòa Bình đã đầu tư, triển khai dự án đưa bản Ngòi trở thành điểm du lịch văn hóa cộng đồng đặc sắc của người Mường. Hiện tại, đã có 7 ngôi nhà sàn trong bản được sửa sang, đủ điều kiện để đón khách lưu trú. Anh Trần Văn Vỹ - Trưởng bộ phận sản phẩm của công ty, một trong những người gắn bó, quen đường thuộc lối ở bản Ngòi chia sẻ, bản Ngòi là một điểm du lịch cộng đồng đặc trưng, giới thiệu những nét điển hình của văn hóa người Mường Tây Bắc tới du khách.

Không chỉ làm sạch đẹp thôn bản, mỗi một hộ gia đình trong bản đều là mắt xích quan trọng trong chuỗi trải nghiệm của du khách, mỗi một căn nhà là một tác phẩm kiến trúc đặc trưng của người Mường, sâu trong đó là bề dày truyền thống đã được gìn giữ bao đời. Điều quan trọng nhất là mỗi người dân đều có ý thức bảo vệ cộng đồng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn văn hóa của dân tộc mình. Đó cũng là cách để thu hút du khách.

Anh Bùi Văn Long, chủ một hộ gia đình làm du lịch cộng đồng tại bản Ngòi chia sẻ, ngày mùa thì khách cùng với gia chủ sẽ ra đồng nhổ lạc, bẻ ngô, đến bữa thì cũng đuổi bắt gà làm thịt, ra suối mò cua bắt cá…, vào bếp cùng nấu ăn. Những món ăn đúng vị của người Mường như cá ướp chua, lợn nướng lá bưởi, rau đồ, xôi nếp, măng ớt… được bày biện để mời khách. Buổi tối, mọi người cùng nhau đốt lửa trại. Trong bản, bà con cũng tập hợp thành một đội văn nghệ để phục vụ du khách. Ông Bùi Văn Dăn, Trưởng công an xã Ngòi Hoa còn cho biết, vào mỗi dịp lễ tết, du khách cũng sẽ được tham gia các trò chơi dân gian như bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy…

Không chỉ tạo ra không gian nghỉ dưỡng trong lành, với những giây phút thảnh thơi hòa mình với thiên nhiên, thưởng thức sản vật của núi rừng, sông hồ, du khách tới đây còn được khám phá giá trị văn hóa Mường, từ văn hóa vật chất hiện hữu tới những điệu cồng chiêng, múa sênh tiền, hát Mường, diễn xướng Mo Mường… Bên cạnh đó, bản Ngòi trở thành điểm nhấn trong hành trình nối tuyến với các điểm khác trong lòng hồ thủy điện Hòa Bình, tới động Thác Bờ, hồ Ba Khan… hay xa hơn là thành phố Hòa Bình, Cao Phong, Tân Lạc, Đà Bắc, Mai Châu.

Tường Thụy

Báo Du lịch
Từ khóa: Bản Ngòi, Hòa Bình

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039938

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC