Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • ”Bão rác” tại các bãi tắm

”Bão rác” tại các bãi tắm

Cập nhật: 24/06/2014

Hàng năm, vào mùa du lịch cao điểm, các bãi biển ở từ Bắc chí Nam như Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu luôn trong tình trạng đông nghịt du khách đổ về nghỉ mát. Song song với đó là nhà hàng xả thải, các dịch vụ ven biển và người dân thiếu ý thức quăng rác đã khiến hầu như bãi tắm nào cũng bị ô nhiễm không ít thì nhiều...

Bèo dạt... rác trôi

Chiều tối chủ nhật giữa tháng vừa qua, nhiều du khách đến bãi tắm khu 2 Đồ Sơn ngần ngại bước chân xuống bãi biển, nhất là khu vực mép nước bởi có nhiều bèo, rác trôi trong nước và dạt lên bãi cát rất nhiều. Người dân buôn bán quanh bãi tắm này đổ tại: do ảnh hưởng cơn bão vừa qua nên bèo từ các cửa sông dồn về, trôi vào bãi tắm. Nhưng bão không thể tạo ra... túi ni-lon, vỏ trái cây, củ quả, lon bia, chai lọ. Mặc dù cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, xử phạt nhưng các hộ làm dịch vụ lấy lý do chiều khách phải để khách “tự do” bày đồ ăn uống và vứt rác cho nó... “thoải mái”. Thêm nữa là đội ngũ bán rong thoắt ẩn, thoắt hiện và mỗi lần họ hiện ra là có một ít rác trên bãi cát sót lại.

Đủ loại rác dạt vào bãi biển khiến du khách ngần ngại.

Ở bãi tắm khu 295 (Đồ Sơn), dù được đơn vị chức năng, lực lượng đoàn viên, thanh niên các phường ra quân thu gom rác, làm sạch nhưng do ở đây chưa có đơn vị chuyên trách thu gom rác, chỉ tổ chức theo đợt, chiến dịch ra quân nên người dân và du khách vẫn phải hứng chịu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường từ rác.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra với các bãi biển ở Đà Nẵng. Theo Sở VH-TT&DL thành phố Đà Nẵng, trung bình các bãi biển Đà Nẵng thu hút từ 5 - 7 nghìn người mỗi ngày, thậm chí ngày lễ hội còn xấp xỉ 10.000 người, đồng nghĩa với “áp lực rác” rất cao.

Nước thải sinh hoạt từ các nhà hàng ăn uống, các khu resort vào mùa cao điểm, đôi khi đổ trực tiếp ra biển đã làm ô nhiễm nguồn nước, gây bức xúc cho người dân và du khách. Mới đây, tại khu vực bãi tắm công cộng gần khu vực biển Mỹ Khê xuất hiện những váng nước đục ngầu chảy ra bãi biển từ 2 miệng cống thoát nước mưa có bề rộng 2m, cao 2m ở ngay trong tường rào của Khu du lịch Hyaat Regency Đà Nẵng. Đặc biệt, có một ống nước màu đen bằng HPDE có đường kính khoảng 5cm được đưa thẳng ra bãi biển.

Đi sâu về mạn phía trong Nam, các bãi tắm ở La Gi (Bình Thuận), bãi Đồi Dương, Ngảnh Tam Tân và Cam Bình những ngày qua thu hút rất đông du khách. Ai mới đến đều nhận xét: biển đẹp, thơ mộng, nhưng chốc chốc lại phải nhăn mặt, lắc đầu mỗi khi có cơn gió thoảng đem “hương rác” hắt về. Bãi biển với ngổn ngang ghe, lưới, rêu rác xả đầy. Các dịch vụ ăn uống có “sáng kiến” vùi rác xuống cát.

Dã tràng... “xe rác”

Được biết, vấn đề rác luôn được chính quyền tại các địa phương có bãi biển quan tâm, nhưng ý thức người dân và các đơn vị làm dịch vụ đã khiến quản lý không xuể.

Đơn vị có nhân lực, phương tiện và chịu trách nhiệm thu gom rác ở Đồ Sơn là Công ty TNHH MTV Công trình công cộng và dịch vụ du lịch Hải Phòng. Mỗi ngày, công ty huy động công nhân thu gom rác ở bãi tắm khu 2 từ 2-3 ca, thậm chí tăng ca vào những ngày cao điểm hoặc sau bão. Tuy nhiên, họ cứ xong việc là rác lại được xả ra khiến công sức lực lượng thu gom rác như công... dã tràng.

Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng thì cho biết, tuyến cống thoát nước đang ở trong phần đất của Khu du lịch Hyaat Regency Đà Nẵng chính là cống thoát nước mưa. Việc bố trí cửa xả nước mưa ra bờ biển có từ cách đây gần 10 năm triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường Sơn Trà - Điện Ngọc (nay là đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp và Trường Sa) chính là một bất cập trong thiết kế, quy hoạch.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng đã lắp đặt từ 30 - 50 thùng rác tại 5 bãi biển để người dân và khách du lịch bỏ rác vào thùng. Công ty Môi trường và Đô thị Đà Nẵng đã đưa vào sử dụng một máy sàn cát hiện đại để làm sạch bãi biển. Điều đáng nói, Đà Nẵng cũng đã cho xây dựng nhiều công trình vệ sinh công cộng ở các bãi biển và hàng trăm hộ kinh doanh ăn uống trên các bãi tắm cam kết về kinh doanh văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường trên biển.

Các bãi tắm ở La Gi cũng luôn được cơ quan quản lý địa phương chăm sóc cẩn thận. Thực tế dù bãi tắm cách xa trung tâm thị xã hàng chục km, nhưng hàng đêm, xe thu gom rác và công nhân Ban Quản lý công trình công cộng vẫn đến bãi tắm để chở rác thải. Nguyên nhân chung có thể kết luận ở đây là tình trạng các hộ kinh doanh ăn uống bừa bãi, không nhắc nhở, để mặc và du khách thiếu ý thức. Việc thu gom rác tại các bãi tắm cũng thường chỉ được bố trí hằng đêm nên ban ngày rác vẫn tràn bãi tắm.

Để cải thiện môi trường các bãi tắm trong khu du lịch, có lẽ trước mắt, chính quyền cần áp dụng giải pháp xử phạt nghiêm song song với tuyên truyền tới người dân và khách du lịch. Trước mắt, các nhà hàng, dịch vụ xả rác, để khách xả rác ra bãi tắm phải chịu hình thức phạt hành chính nặng, thậm chí bị tạm dừng hoạt động. Các bãi tắm không chỉ đơn thuần là bãi tắm, nó còn biểu thị nếp sống văn hóa, văn minh của người dân thị xã.

Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

(TITC) – Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 2134/BVHTTDL-PC về việc tăng cường thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), triển khai Chiến lược quốc gia về PCTHTL và Nghị quyết số 173/2024/QH15 của

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037910

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC