Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 01/07/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn – Bình Định

Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn – Bình Định

Cập nhật: 30/01/2023

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, thời gian qua tỉnh Bình Định triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn (huyện An Lão), đồng thời tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân vùng đệm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn.

Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn được thành lập năm 2013, trên cơ sở chuyển đổi khu rừng bảo vệ cảnh quan An Toàn và Lâm trường An Sơn, có diện tích khoảng 22.450 ha, thuộc xã An Toàn, huyện An Lão. Kết quả của Dự án Điều tra, thống kê định kỳ các hệ sinh thái, các loài động vật, thực vật đặc hữu, có giá trị khoa học, kinh tế hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn cho thấy, khu vực này với hệ sinh thái rừng diện tích hơn 22.000 ha (chiếm 88,6% tổng diện tích tự nhiên) có 739 loài thực vật thuộc 419 chi, 133 họ, bổ sung 194 loài thực vật thuộc 156 chi và 84 họ vào danh mục; 343 loài động vật có xương sống ở cạn (40 loài lưỡng cư, 54 loài bò sát, 164 loài chim và 85 loài thú).

Trong quá trình điều tra còn ghi nhận được 59 loài thực vật; 128 loài động vật (42 loài thú, 39 loài chim, 29 loài bò sát, 11 loài lưỡng cư, 7 loài cá) nằm trong nhóm nguy cấp, quý hiếm thuộc danh lục trong Sách Đỏ Việt Nam, Sách Đỏ Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, Nghị định 84/2021/NĐ-CP và Công ước CITES. Ngoài 2 loài thực vật ngoại lai là cây mai dương, ngũ sắc, đã xác định thêm 5 loài thực vật, 3 loài cá ngoại lai xâm hại. Ngoài ra, tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn có ít nhất 120 loài thực vật được người dân địa phương bảo tồn, khai thác lâm sản dưới tán rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Lực lượng kiểm lâm khu vực phối hợp với các địa phương tăng cường bảo vệ rừng giáp ranh nhằm bảo tồn đa dạng sinh học.

Ban Quản lý rừng đặc dụng An Toàn cho biết, Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn đang sở hữu 1 số loài động vật đặc hữu, quý hiếm và nguy cấp như chà vá chân xám, chà vá chân đen, vượn má hung, khỉ mặt đỏ, nai, gà lôi vằn, mang lớn, trĩ sao và các loài thực vật như trắc mật, trầm hương, du mooc, hoa khế...Đặc biệt, khu vực này còn thực hiện chức năng phòng hộ đầu nguồn cho sông Kôn, con sông lớn nhất tại Bình Định, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, cung cấp nguồn nước chính cho hệ thống thủy điện trên sông Kôn và hồ Định Bình nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

Nhằm quản lý, bảo vệ diện tích rừng cũng như hệ động thực vật đa dạng của Khu bảo tồn thiên nhiên, thời gian qua Ban Quản lý rừng đặc dụng An Toàn đã ký kết và thực hiện tốt quy chế phối hợp với các chủ rừng giáp ranh như: Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh; Ban quản lý rừng phòng hộ khu Tây Ba Tơ (Quảng Ngãi); Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (Gia Lai) và Ban quản lý rừng phòng hộ cùng Hạt kiểm lâm huyện An Lão để giữ bình yên cho rừng An Toàn... nhằm tăng cường lực lượng, hạn chế tối đa tình trạng xâm hại tài nguyên rừng.

Những năm qua, UBND tỉnh Bình Định có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số bản địa ổn định sinh kế. Đồng bào Bana ở xã An Toàn có cuộc sống ổn định hơn nhờ những khoản hỗ trợ trong nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng; hỗ trợ khoanh nuôi, tái sinh cây rừng để khai thác bền vững và khai thác lâm sản dưới tán rừng.

Tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng vùng đệm tại Khu bảo tồn giữ vai trò quan trọng góp phần nâng cao công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Nhiều ý kiến cho rằng, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Lão cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước, chính quyền địa phương để giúp việc sản xuất nông nghiệp của cộng đồng mang lại năng suất cao hơn. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho các cộng đồng dân cư về những mô hình sản xuất nông lâm tiên tiến, hiệu quả nhằm tạo nên những nguồn thu nhập chính đáng, ổn định, giảm bớt sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

Ngoài ra, cần xây dựng một cơ chế đồng quản lý chia sẻ bền vững tài nguyên rừng với cộng đồng và triển khai một số mô hình thí điểm về nuôi trồng động thực vật hoang dã tại địa phương. Đồng thời, khuyến cáo về các phương thức khai thác mang tính hủy diệt cần thay thế bằng phương thức bền vững hơn…

Hải Nam

TCĐT Thiên nhiên và Môi trường – thiennhienmoitruong.vn – Đăng ngày 29/01/2023
Từ khóa: bảo tồn đa dạng sinh học, Bình Định, Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn

Tin liên quan

Huế phát triển nhiều điểm du lịch giảm thiểu rác thải nhựa

TP. Huế xác định, giảm rác thải nhựa là nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch xanh, bền vững tại các điểm du lịch trên địa bàn.

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Đồng Tháp được biết đến với nhiều sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Mô hình du lịch nha khoa vừa ra đời là sản phẩm được các phòng khám nha khoa trên địa bàn triển khai kết hợp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Độc đáo kiến trúc nhà tre gần Vườn Quốc gia Cúc Phương

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Xem tiếp

Tin nổi bật

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Cà Mau phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu

Quảng Nam: Bảo tồn di sản từ nền tảng đời sống cộng đồng

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Say đắm Tây Giang
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC