Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 20/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Bảo tồn di sản trước biến đổi khí hậu

Bảo tồn di sản trước biến đổi khí hậu

Cập nhật: 23/10/2009

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tiếp tục gây ra những tác động mạnh tới kinh tế - xã hội, môi trường và đời sống dân sinh, vấn đề bảo tồn di sản rất cần được quan tâm trên cơ sở đánh giá đầy đủ các tác động. Quản lý và bảo tồn các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa cũng cần thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo định nghĩa trong Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa là các di tích kiến trúc, những nhóm công trình xây dựng, các di chỉ có giá trị nổi tiếng toàn cầu xét về quan điểm lịch sử, nghệ thuật, thẩm mỹ, dân tộc học. Di sản thiên nhiên là các cấu tạo tự nhiên theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học, có giá trị nổi tiếng toàn cầu.

Trong danh sách 812 di sản thế giới được công nhận (628 di sản văn hóa, 160 di sản tự nhiên và 24 di sản hỗn hợp), Việt Nam có 5 di sản thế giới được công nhận. Đó là quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Khu Thánh địa Mỹ Sơn và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Những tác động của biến đổi khí hậu đang có ảnh hưởng ra sao tới các di sản này? Việc thay đổi nhân tố mưa, cả về lượng, về cường độ và diễn biến của quá trình mưa, về thời gian xuất hiện và chấm dứt mùa mưa là những tác động được kể tới đầu tiên. Đó còn là việc tăng tần suất hoạt động của El Nino và La Nina (ENSO), thay đổi về tần suất, cường độ, diễn biến của hạn hán, cháy rừng, mưa lớn, bão lũ, mực nước biển dâng đe dọa nghiêm trọng các vùng đồng bằng ven biển và các đảo; là gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển và mức độ hòa tan của chúng trong đại dương dẫn đến sự gia tăng quá trình axits hóa đại dương.

Nhìn tổng thể, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng tới các di sản thế giới, kể cả di sản thiên nhiên và văn hóa. Những tác động này đặc biệt nghiêm trọng cho các di sản thiên nhiên ở các vùng đảo nhỏ, các vùng ở những độ cao đáng kể, với vùng bảo vệ cho các loài quý hiếm, các khu vực gần hành lang di trú của các loài, các vùng ven biển và các vùng đất ngập nước. Đưa ra những cảnh báo này, các chuyên gia đã nêu nhiều hiện tượng liên quan đến biến đổi khí hậu có tác động trực tiếp tới di sản thế giới như đã nêu trên. Đây chính là cơ sở để lựa chọn phương thức, tùy thuộc đặc thù của mỗi loại hình di sản và đặc trưng của địa phương để quy hoạch quản lý, bảo tồn.

Có một số lựa chọn để thực hiện cho việc quy hoạch và quản lý các vùng cần bảo vệ, như tạo ra các vùng bảo vệ mới, tạo ra những bản sao của vùng cần bảo vệ, tạo ra những vùng đệm cho những sinh vật tự nhiên, giảm bớt áp lực về môi trường trong khu vực cần bảo vệ, tăng cường các hoạt động điều tra, giám sát, phân tích mức nhạy cảm...

Vấn đề lúc này là cần kịp thời có những hoạt động thích ứng để bảo tồn các di sản, không chỉ với 5 di sản thế giới đã công nhận mà còn cả với hàng nghìn di tích đã được xếp hạng và di tích địa phương, không loại trừ các công viên địa chất.

Báo Tài nguyên và Môi trường
Từ khóa:

Tin liên quan

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

(TITC) – Một năm sau khi chính thức được công nhận vào Danh lục Xanh của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên đang ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trong công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

(TITC) – Hướng tới hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), đồng thời góp phần vào nỗ lực phục hồi và bảo vệ hệ sinh thái rừng, ngày 16/5 vừa qua, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò (xã Đồng Tân, huyện Mai

Xu hướng du lịch với không gian xanh

Thách thức với “du lịch xanh”

Tái chế đến tái sinh

Xem tiếp

Tin nổi bật

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038292

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC