Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 29/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Bảo tồn sông băng – Hành động cấp bách vì an ninh nguồn nước

Bảo tồn sông băng – Hành động cấp bách vì an ninh nguồn nước

Cập nhật: 22/03/2025

Cơ quan Giám sát Sông băng thế giới ước tính rằng, kể từ năm 2020, lượng băng tan hằng năm tương đương với lượng nước tiêu thụ trên toàn cầu trong 30 năm.


Ngày Nước Thế giới năm 2025 tập trung vào chủ đề "Bảo tồn các dòng sông băng". Ảnh: Un-glaciers.org

Được tổ chức vào ngày 22/3 hằng năm kể từ năm 1993, Ngày Nước Thế giới là sự kiện thường niên của Liên hợp quốc nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nước ngọt đối với cuộc sống của con người và sự phát triển bền vững của Trái đất.

Ngày Nước Thế giới năm 2025 có chủ đề "Bảo tồn các dòng sông băng", nhấn mạnh sự cần thiết của hành động toàn cầu nhằm quản lý nước từ băng tan một cách bền vững và giảm lượng phát thải, qua đó bảo vệ nguồn tài nguyên nước thiết yếu cho tương lai.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, hiện nay sông băng và tảng băng dự trữ khoảng 70% nước ngọt toàn cầu và có gần 2 tỷ người sống dựa vào nước từ sông băng, tuyết tan và nước chảy từ núi để sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và năng lượng. Sự tan chảy sông băng kéo theo mực nước biển dâng cao hơn khoảng 20cm so với năm 1900, gây ra nhiều rủi ro về nguồn nước đối với các cộng đồng dân cư, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và tác động đến kinh tế toàn cầu.

Dẫn các số liệu mới của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tại lễ kỷ niệm cấp cao, Tổng Thư ký WMO Celeste Saulo nhấn mạnh: "Tình trạng của các sông băng là một trong những chỉ báo rõ ràng nhất và thay đổi mạnh nhất của biến đổi khí hậu".


Ảnh: WMO

Theo báo cáo Tình trạng khí hậu toàn cầu 2024 của WMO, ba năm qua ghi nhận mức suy giảm khối lượng sông băng lớn nhất trong lịch sử, diễn ra trên cả 19 khu vực có sông băng trên thế giới.

Cơ quan Giám sát Sông băng thế giới ước tính rằng, kể từ năm 2020, lượng băng tan hằng năm tương đương với lượng nước tiêu thụ trên toàn cầu trong 30 năm. Trong giai đoạn này, băng tan đã góp thêm 18mm vào mực nước biển toàn cầu, làm gia tăng nguy cơ ngập lụt ven biển, ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người.

Để hình dung rõ hơn về mức độ suy giảm này, kể từ năm 1975, tổng khối lượng băng đã mất đi vượt quá 9.000 gigaton. Con số này tương đương với một khối băng khổng lồ có diện tích bằng nước Đức và dày 25m.

Tình trạng của các sông băng là một trong những chỉ báo rõ ràng nhất và thay đổi mạnh nhất của biến đổi khí hậu. - Tổng Thư ký WMO Celeste Saulo

Có thể thấy, hiện tượng băng tan đang diễn ra nhanh chóng, gây xáo trộn dòng chảy của nước, kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng như lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Việc giảm tối đa tác động của Biến đổi khí hậu và thích ứng với sự suy giảm của các sông băng là điều cấp thiết để bảo vệ cộng đồng và hệ sinh thái.

Hưởng ứng Ngày Nước Thế giới 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, tại Việt Nam, tài nguyên nước phụ thuộc nhiều vào các nguồn nước quốc tế và đang đứng trước thách thức về an ninh nguồn nước do ảnh hưởng từ các quốc gia thượng nguồn. Vì vậy, quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông, thống nhất giữa số lượng và chất lượng, giữa nước mặt và nước ngầm, giữa thượng lưu và hạ lưu là những nguyên tắc cơ bản, tối ưu mà Việt Nam và các nước trên thế giới đang áp dụng trong quản lý tài nguyên nước.

Ngày Nước Thế giới nhằm tôn vinh giá trị của nước và nâng cao nhận thức về tình trạng 2,2 tỷ người trên thế giới chưa được tiếp cận với nguồn nước an toàn. Theo Liên hợp quốc, đây là dịp để thúc đẩy thế giới hành động nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nước toàn cầu. Trọng tâm của Ngày Nước Thế giới là góp phần thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững số 6: Bảo đảm nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người vào năm 2030.

Hoàng Hà

Báo Nhân dân – nhandan.vn – Đăng ngày 22/3/2025
Từ khóa: an ninh nguồn nước, băng tan, biến đổi khí hậu, Ngày nước thế giới, sông băng, WMO

Tin liên quan

Sơn La: Liên kết phát triển du lịch bền vững

Phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch cộng đồng, huyện Mường La (tỉnh Sơn La) khuyến khích các hộ đầu tư homestay, cải tạo cảnh quan với quy mô 3 khách sạn, 31 nhà nghỉ, homestay, 2 điểm

Phú Thọ: Phát triển du lịch kết hợp chăm sóc sức khoẻ

Trong bối cảnh du lịch theo xu hướng xanh, bền vững và cá nhân hóa trải nghiệm, những điểm đến gắn liền nghỉ dưỡng, chữa lành đang trở thành lựa chọn ưu tiên của du khách. Nằm sâu trong lòng đất thuộc địa bàn hai xã La Phù và Bảo

Mùa nước đổ trên ruộng bậc thang Mường Hum

Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Nam hưởng ứng Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam

Cà Mau: Giao nhiệm vụ tạo mới sản phẩm, nâng cao chất lượng ngành du lịch

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Nam hưởng ứng Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam

“Cửa nhà” Cồn Cỏ, Lý Sơn

Hải Phòng nâng tầm du lịch đường sắt

Ứng dụng công nghệ xanh vào bảo vệ môi trường biển

Giữ biển cho mai sau

Xem nhiều nhất

Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79041345

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC