Việc ra mắt và bàn giao công trình tham quan ảo Nhà hát Lớn Hà Nội hứa hẹn sẽ đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Sáng ngày 12/7/2017, tại Hà Nội, Lễ ra mắt và bàn giao công trình tham quan ảo Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra long trọng. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên, ông Frederic Alloid - Đại diện đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Lê Quân - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã tham dự Lễ đón nhận.Tham quan ảo Nhà hát Lớn Hà Nội
Lễ ra mắt và bàn giao công trình tham quan ảo Nhà hát Lớn Hà Nội. Ảnh: Gia Linh
Công trình tham quan ảo Nhà hát Lớn Hà Nội kéo dài khoảng 15 phút, được để ở chế độ tự động với các cảnh quay độc đáo sẽ mang đến cho du khách bữa tiệc văn hóa mãn nhãn. Tham quan ảo Nhà hát Lớn Hà Nội hiện có 18 cảnh thực tại ảo, tương ứng với 18 điểm nhìn của người tham quan. Ở dưới cửa số ảnh là dây icone thu nhỏ của các cảnh này. Người xem có thể chọn và bấm chuột để xem một cảnh bất kỳ. Không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp kiến trúc của nhà hát, người xem còn được thưởng thức âm nhạc dịu êm qua những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của Pháp. Lời thoại giới thiệu về từng điểm đến thăm quan được biên soạn công phu bằng 3 thứ tiếng Việt, Pháp, Anh.
Chuyến thăm quan ảo này sẽ cung cấp cho khách tham quan kiến thức phong phú về quá trình xây dựng, những nét độc đáo của kiến trúc Nhà hát, tiến trình hiện đại hóa sân khấu và âm nhạc Việt Nam đầu thế ký XX; cuộc đời và đóng góp của nhà viết kịch Vũ Đình Long - cha đẻ của ngành kịch nói Việt Nam và ông Claude Bourrin - Giám đốc đầu tiên của Nhà hát Lớn Hà Nội.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Minh Khánh
Điều quan trọng nhất, “Tham quan ảo Nhà hát Lớn Hà Nội” là một sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin và đa phương tiện cao cấp triển khai trên mạng internet. Do đó, người sử dụng chỉ cần một thiết bị thông minh và một kết nối internet là có thể truy cập ứng dụng và thực hiện một chuyến tham quan thú vị, khám phá, tìm hiểu Nhà hát Lớn Hà Nội, một công trình kiến trúc hơn 100 năm tuổi, một di sản kiến trúc và lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia của Thủ đô”, TS Nguyễn Hồng Quang, đại diện nhóm tác giả thực hiện Dự án số hóa Nhà hát Lớn Hà Nội cho biết.Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Giám đốc Ban Quản lý Nhà hát Lớn Hà Nội khẳng định, trong thời đại Đổi mới và Hội nhập, ý thức được tầm quan trọng của công trình, Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và cũng như Nhà hát lớn Hà Nội đã có chủ chương đẩy mạnh việc bảo tồn, khai thác và quảng bá Nhà hát lớn Hà Nội. Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động biểu diễn để tạo điều kiện cho đông đảo những người yêu nghệ thuật có điều kiện được thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao, chúng tôi cũng chủ chương mở rộng cửa Nhà hát lớn Hà Nội cho đông đảo công chúng yêu nghệ thuật.Công trình Tham quan ảo Nhà hát lớn Hà Nội mà chúng tôi giới thiệu với quý vị hôm nay cũng nằm trong chuỗi các hoạt động đó. Đối với chúng tôi, đây là một sản phẩm tuyệt vời cả về công nghệ lẫn văn hóa, một sản phẩm đặc trưng của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, cho phép đông đảo những người quan tâm trên khắp thế giới chiêm ngưỡng và yêu mến một trong những công trình kiến trúc độc đáo và đẹp đẽ hàng đầu của châu Á, Bà Nguyệt cho biết.Kỳ vọng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
"Tham quan thực sự một chuyến tham quan ảo” – đây không phải một lối chơi chữ, mà là một xu hướng củathời đại kinh tế 4.0 mà tất cả chúng ta đều không thể trốn tránh. - Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốctế pháp ngữ cho biết. Ảnh: Gia Linh
Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế pháp ngữ cho biết Viện đang nỗ lực tăng cường các chương trình ứng dụng công nghệ số phục vụ xã hội, trong đó có các dự án Số hóa các di sản văn hóa mà công trình “Tham quan ảo Nhà hát Lớn Hà Nội” là một ví dụ cụ thể. “Tham quan thực sự một chuyến tham quan ảo” – đây không phải một lối chơi chữ, mà là một xu hướng của thời đại kinh tế 4.0 mà tất cả chúng ta đều không thể trốn tránh.Công trình tham quan ảo Nhà hát Lớn có thể được dùng để bảo tồn, khai thác và quảng bá cho Nhà hát, có thể dùng để giảng dạy cho các sinh viên khoa Kiến trúc, Âm nhạc, Sân khấu hay nghệ thuật nói chung. Đây cũng là một quà tặng cho người yêu Hà Nội, yêu Việt Nam, yêu văn hóa Pháp và trân trọng mối quan hệ truyền thống Pháp – Việt, ông Lập khẳng định.Công nghệ thực tế ảo cũng mở ra hướng đi mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên đánh giá cao sự sáng tạo, khoa học, đam mê và ý nghĩa về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc của nhóm tác giả đã sáng tạo nên công trình. "Tôi cho rằng đây là một món quà có ý nghĩa vô vàn đối với Nhà hát Lớn Hà Nội", Thứ trưởng cho biết. Nhà hát Lớn là một công trình văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc độc đáo, là di sản quốc gia của Việt Nam, là điểm đến đối với du khách trong và ngoài nước. Mặc dù trên 100 năm tuổi nhưng Nhà hát Lớn luôn được bảo tồn và phát huy hài hòa giữa văn hóa Pháp và Việt theo xu thế hiện đại. Thứ trưởng mong muốn Nhà hát Lớn Hà nội sẽ được kết nối với Bảo tàng Quốc gia, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Văn Miếu Quốc Tử Giám và nhiều di sản, thiết chế văn hóa trên địa bàn thánh phố , tạo thành những điểm đến hấp dẫn của Hà Nội. Mời các độc giả hãy truy cập theo địa chỉ : http://www.ifi.edu.vn/HanoiOperaHouseVR để cùng tham quan Nhà hát Lớn .
Gia Linh