Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 11/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Bảo tồn và phát huy giá trị tháp cổ Bình Sơn – Vĩnh Phúc

Bảo tồn và phát huy giá trị tháp cổ Bình Sơn – Vĩnh Phúc

Cập nhật: 15/01/2024

Tháp cổ Bình Sơn nằm trên địa bàn thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô là kiệt tác kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Không chỉ có giá trị văn hóa, lịch sử vô giá, quần thể kiến trúc tháp cổ Bình Sơn - chùa Vĩnh Khánh còn là điểm tham quan, chiêm bái hấp dẫn du khách, là biểu tượng cho sự sáng tạo và bàn tay tài hoa của con người Việt Nam.

Độc đáo kiến trúc tháp Bình Sơn. Ảnh: Trà Hương

Tháp cổ Bình Sơn tọa lạc trên thế đất uy nghi, vững chãi, nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh. Ngôi tháp có nhiều tên gọi khác nhau như tháp Then, tháp chùa Then hay tháp chùa Vĩnh Khánh (gọi theo tên của ngôi chùa).

Theo một số tư liệu lịch sử, tháp được xây dựng từ thời Lý - Trần. Tương truyền, trước đây tháp có từ 13 - 15 tầng, đỉnh tháp hình búp sen tạo dáng vẻ thanh thoát, vươn cao. Trải qua biến đổi thăng trầm của thời gian, hiện tháp chỉ còn 11 tầng và 1 tầng bệ tháp, có chiều cao đo được là 16,5 m.

Các nghiên cứu cho thấy, tháp được xây dựng bằng hàng nghìn viên gạch nung với phương pháp xây dựng độc đáo, được trang trí bằng nhiều hoa văn cầu kỳ như hoa cúc, sư tử, hình rồng chạm nổi, lá bồ đề, cánh sen… Với lối kiến trúc được xây dựng theo bình đồ hình vuông nhỏ dần về phía ngọn đã tạo cho tháp dáng vẻ thanh thoát, tạo sự liên tưởng kết nối giữa trời và đất, thể hiện ước vọng của con người về một cuộc sống an yên, tốt lành.

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tam Sơn Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: “Tháp Bình Sơn được xem là tòa tháp cao nhất được xây dựng bằng đất nung hiếm hoi vẫn tồn tại đến ngày nay. Tháp không những có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, mà còn có giá trị mỹ thuật cao, được gọi là “Hòn ngọc báu của kho tàng dân tộc”.

Những năm qua, địa phương luôn quan tâm bảo tồn, gìn giữ và tuyên truyền về giá trị lịch sử của di tích. Từ năm 2004 đến nay, địa phương đã thành lập Ban Quản lý di tích gồm các thành viên là đại diện các tổ chức đoàn thể của thị trấn, các tổ dân phố được giao nhiệm vụ bảo vệ, phát huy giá trị di tích, di vật.

Yêu mến tháp Bình Sơn, người dân thị trấn Tam Sơn bao đời nay vẫn lưu truyền 2 câu ca: “Hỡi ai qua bến đò Then/ Dừng chân mà ngắm tháp tiên bên đường”. Vào ngày Rằm, mùng 1, nhân dân địa phương thường đến đây chiêm bái, thắp hương lễ Phật vãn cảnh di tích. Cùng với giá trị về văn hóa, tín ngưỡng, nhiều năm nay, di tích tháp Bình Sơn - chùa Vĩnh Khánh còn thường xuyên đón các nhà khảo cổ học, các đoàn quay phim tài liệu và du khách gần xa trên khắp mọi miền Tổ quốc đến tham quan".

Di tích tháp Bình Sơn - chùa Vĩnh Khánh là một trong những địa chỉ tham quan, học tập của các em học sinh. Ảnh: Trà Hương

Trước đây, Lễ hội chùa tháp được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng hằng năm trong khuôn viên quần thể di tích tháp Bình Sơn - chùa Vĩnh Khánh với phần hội và phần lễ sôi động, náo nhiệt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong một thời gian dài lễ hội không được tổ chức. Để phục dựng nét đẹp văn hóa lễ hội chùa tháp, Xuân Giáp Thìn 2024, chính quyền thị trấn Tam Sơn dự kiến sẽ khôi phục lễ hội truyền thống nhằm phát huy giá trị văn hóa và du lịch của di tích.

Theo đó, trong phần lễ, người dân địa phương sẽ tổ chức rước kiệu và thắp hương tế lễ cầu mong cho năm mới mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an. Sau đó, phần hội sẽ diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa - văn nghệ, bóng chuyền, kéo co và các trò chơi dân gian như cờ tướng, cờ người, chọi gà, bịt mắt, bắt dê…

Những năm qua, nhằm phát huy và bảo vệ giá trị của di tích tháp cổ Bình Sơn, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sông Lô và chính quyền thị trấn Tam Sơn thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa cho thế hệ trẻ và toàn thể nhân dân, du khách tham quan bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Đối với học sinh trên địa bàn, tư liệu lịch sử quý báu về tháp cổ Bình Sơn đã được đưa vào chương trình học. Thầy giáo Hoàng Văn Huy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tam Sơn cho biết: “Hằng năm, nhà trường thường xuyên tổ chức các chương trình ngoại khóa cho các em học sinh tham quan một số di tích lịch sử trên địa bàn huyện, trong đó có tháp Bình Sơn.

Thông qua “Tài liệu giáo dục địa phương” với thời lượng 1 tiết/tuần trong môn Khoa học - Lịch sử và Địa lý, các em học sinh được các thầy cô giảng giải về kiến trúc độc đáo, giá trị văn hóa, lịch sử, giá trị tín ngưỡng, tâm linh của ngôi tháp này, từ đó, bồi đắp tình yêu, niềm tự hào về công trình kiến trúc di sản văn hóa của dân tộc”.

Dù trước đây, di tích tháp cổ Bình Sơn đã được quan tâm, tu bổ nhiều lần, tuy nhiên, theo lãnh đạo địa phương, trải qua thăng trầm của thời gian, hiện nay, quần thể di tích tháp Bình Sơn – chùa Vĩnh Khánh đã có nhiều hạng mục xuống cấp, đặc biệt, hệ thống dây chống sét của tháp đã bị đứt từ nhiều năm; phần chân tháp phía Bắc có hiện tượng lún sụt; các hạng mục công trình phụ trợ xung quanh di tích cũng cần được tu bổ.

Trước thực trạng đó, chính quyền và nhân dân địa phương mong muốn, quần thể di tích này sẽ sớm được các cấp, các ngành quan tâm tôn tạo nhằm phát huy giá trị văn hóa - lịch sử - du lịch của di tích, giữ gìn cho muôn đời sau.

Quỳnh Hương

Báo Vĩnh Phúc – baovinhphuc.com.vn – Đăng ngày 10/01/2024
Từ khóa: bao-ton, giá trị tháp cổ Bình Sơn, Vĩnh Phúc

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033716

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC