Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 14/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Bảo tồn vượn Việt Nam trước bờ vực tuyệt chủng

Bảo tồn vượn Việt Nam trước bờ vực tuyệt chủng

Cập nhật: 28/05/2012

Ấn phẩm “Hiện trạng bảo tồn các loài vượn ở Việt Nam” do Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) và Tổ chức Bảo tồn quốc tế (CI) đồng xuất bản vừa được phát hành ngày 21/5/2012.

Ấn phẩm nêu rõ việc suy giảm quần thể các loài vượn Việt Nam trong vòng 10 năm qua, từ đó gióng lên lời kêu gọi hãy khẩn thiết bảo tồn để cứu lấy ba trong số sáu loài vượn của Việt Nam đang trên bờ vực tuyệt chủng.

Từ thực trạng suy giảm nghiêm trọng…

Nghiên cứu toàn diện đầu tiên về vượn tại Việt Nam trong vòng 10 năm qua cho thấy ba trong số sáu loài (vượn đen Đông Bắc, vượn đen Tây Bắc và vượn má trắng) đang bên bờ vực tuyệt chủng. Thực trạng số lượng cá thể các loài vượn giảm đi đáng kể so với trước đây, chỉ còn lại một số quần thể còn sót lại ở một số khu bảo tồn, phần lớn nguyên nhân là do chúng đã không được bảo vệ hiệu quả. Việt Nam là khu vực sinh sống của loài vượn quan trọng của thế giới, tuy nhiên chúng đều đang bị đe dọa tuyệt chủng. Nhận thức của người dân về hiện trạng các loài vượn rất thấp, đây là nhân tố chính ảnh hưởng tới việc suy giảm nghiêm trọng các loài này. Do đó, người dân, đối tác và đặc biệt là chính quyền địa phương cần phải nhận thức rõ hơn và hỗ trợ bảo vệ các quần thể đang bị đe dọa tuyệt chủng này.

Săn bắt và mất môi trường sống đã và đang làm cho các quần thể vượn bị suy giảm mạnh. Sinh cảnh sống của chúng trong các khu bảo vệ liên tục bị mất đi do việc đốn gỗ, mở rộng đất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng (xây nhà máy thuỷ điện, mở đường...) tạo điều kiện thuận lợi cho thợ săn, lâm tặc xâm nhập vào rừng, đồng thời làm giảm khả năng di chuyển của các quần thể vượn. Mất sinh cảnh sống cũng là nguyên nhân phá vỡ các quần thể vượn, chia cắt chúng thành những quần thể nhỏ và dễ bị tổn thương hơn. Nạn săn bắt, mua bán động vật hoang dã vẫn đang là vấn nạn do những nhu cầu buôn bán làm sinh vật cảnh và việc tin vào khả năng một số loài động vật hoang dã có thể làm vị thuốc chữa được bệnh. Đây là những vấn đề chính và là thách thức lớn trong việc bảo tồn vượn trong cả nước.

... đến cấp thiết phải bảo tồn

Hiện nay, các loài vượn ở Việt Nam chủ yếu sống giới hạn trong các khu bảo vệ. Tại hầu hết các vùng phân bố vượn của Việt Nam, các quần thể vượn được biết đến đều đang trong tình trạng có nguy cơ bị tuyệt chủng, thậm chí một vài nơi đã được báo cáo là đã tuyệt chủng.

Hiện trạng bảo tồn của các loài vượn của Việt Nam có thể xem như một chỉ số cho hiện trạng đa dạng sinh học và môi trường tự nhiên của quốc gia. Để cứu các loài vượn cần có thêm nguồn ngân sách, năng lực kỹ thuật, cải thiện công tác quản lý các khu bảo tồn và bảo tồn đa dạng sinh học và quan trọng hơn cả là cần có sự chuyển biến tích cực và cấp tiến về thái độ của các cơ quan chính phủ cũng như của người dân đối với tài sản quốc gia quý giá này. Bên cạnh đó, ngăn chặn nạn săn bắt và buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã là biện pháp chính để bảo vệ các loài vượn quý hiếm của Việt Nam.

Báo cáo “Hiện trạng bảo tồn các loài vượn ở Việt Nam” đưa ra sau hơn 10 năm nghiên cứu, đã đánh giá các xu hướng tồn tại và phát triển của các quần thể từng loài vượn tại Việt Nam, đồng thời đánh giá tính hiệu quả của các nỗ lực bảo tồn từ trước tới nay và đưa ra những đề xuất cần ưu tiên đầu tư bảo tồn. Đây cũng là một phần của sáng kiến trong khu vực, bao gồm kế hoạch hành động ở Lào và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

VTR
Từ khóa:

Tin liên quan

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Cùng với hạt nhân là Khu di sản văn hóa thế giới – đô thị cổ Hội An, không gian du lịch TP. Hội An những năm qua ngày càng được mở rộng và khai thác hợp lý tài nguyên sinh thái. Du lịch làng quê, ven biển và hải

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Ngày 09/5, các đơn vị gồm: Ban Quản lý vịnh Nha Trang, Trường Đại học Thái Bình Dương, Nha Trang Marriott Resort & Spa (đảo Hòn Tre, tỉnh Khánh Hòa) phối hợp triển khai hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”.

Giao thông đường thủy an toàn: “Điểm cộng” cho mùa du lịch tại Quảng Bình

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035376

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC