Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Bảo vệ cây di sản từ 100 -200 tuổi trở lên

Bảo vệ cây di sản từ 100 -200 tuổi trở lên

Cập nhật: 29/11/2010

Theo các nhà chuyên môn, Việt Nam hiện nay còn tồn tại những loại cây đặc hữu mà trên thế giới không còn. Ông Lê Xuân Thám, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết, ở vùng sinh thái nam Trường Sơn (cụ thể là Đà Lạt, Lâm Đồng) còn tồn tại quần thể vô cùng hiếm như thông đỏ dùng chiết suất chất Taxol chữa ung thư.

Hiện nay, ở Đà Lạt vẫn còn vài quần thể có tuổi thọ hàng nghìn năm trở lên. Ngoài giá trị về gene quý hiếm, các loại cây lâu năm ở nước ta có giá trị mặt kinh tế, xã hội, văn hóa. Đồng bằng sông Hồng có cây đăng, cây trò nghìn năm ở Cúc Phương; cây đa, cây si, cây đại, cây bồ đề ở nhiều làng quê; cây tung, bạch Vệ, cây võ ở Vườn quốc gia Cát Tiên hơn 500 tuổi; cây trò, cây vả rất quý ở Vườn quốc gia Cát Bà có tuổi đời từ 200 đến 400 năm; cây thị ở nhà thờ họ Thân (Huế) có tuổi thọ 312 năm…Tuy nhiên, gần đây, đã có hàng loạt vụ việc như vụ chặt trộm cây sưa, tự ý chặt hạ 2 cây đại thụ và hàng chục cây xanh ở đền Voi Phục, tự ý chặt phá di chuyển cây bồ đề cổ thụ hàng trăm tuổi ờ phố 19-12 của Công ty TNHH Thủ Đô 2… gây bức xúc và bất bình trong dư luận. Trước thực trạng đó cùng với yêu cầu bảo toàn và phát triển nguồn gen, giáo dục ý thức cho công đồng, phục vụ du lịch, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã tổ chức những hoạt động “Bảo tồn các cây di sản của Việt Nam”. Quan niệm cây di sản do Hội đưa ra đó là những cây gỗ lớn, cây thân gỗ mọc tự nhiên hoặc được trồng, đang sống trên 100 năm tuổi đối với cây trồng và trên 200 tuổi đối với cây tự nhiên, có một số giá trị về cảnh quan, môi trường, khoa học, văn hoá và lịch sử.GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Ủy viên ban chấp hành Hội cho biết, cây di sản sẽ được cộng đồng đề xuất, được chủ sở hữu đăng ký, được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận và được bảo tồn tốt nhất theo khả năng có thể. Sau đó, một danh mục các cây di sản sẽ được được công bố, đồng thời thông qua hoạt động này, tạo dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên nói chung và cây xanh nói riêng.

vacne.org.vn/Tổ quốc
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036881

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC