Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Phóng sự ảnh news
  • /
  • Bảy Núi An Giang – Xứ sở thốt nốt làm say lòng lữ khách

Bảy Núi An Giang – Xứ sở thốt nốt làm say lòng lữ khách

Cập nhật: 28/05/2021

Nếu như có ai đó hỏi rằng, An Giang ngoài Châu Đốc nổi tiếng, rừng tràm Trà Sư xanh mát, núi Cấm hùng vĩ và cả “tuyệt tình cốc” trên đồi Tà Pạ, thì còn gì đẹp nữa không? Tôi sẽ trả lời là có.

Trong một lần tìm đến vùng đất Thất Sơn - Bảy Núi, khung cảnh những hàng cây thốt nốt cao lớn, xen giữa cánh đồng bạt ngàn đã khiến tôi thật sự bị cuốn hút.

Đi dọc miền quê An Giang không khó để bắt gặp những hàng cây thốt nốt cao lớn vươn mình chào đón những đôi chân thích lang thang. Thốt nốt phân bố nhiều ở các huyện biên giới Tri Tôn, Tịnh Biên và trên đường đi rừng tràm Trà Sư.

Những hàng cây thốt nốt bên cánh đồng lúa ở Tịnh Biên, mang lại cảm giác thanh bình và yên ả. (Ảnh: Dương Việt Anh)

Đến đây, bạn có thể thỏa sức bấm máy để lưu lại vẻ đẹp của bức tranh làng quê bình dị. Đặc biệt, đến An Giang du khách càng dễ say lòng với cụm cây thốt nốt hình trái tim ở Tri Tôn. Hay, ngắm “hàng thốt nốt huyền thoại” nổi tiếng nằm phía phía sau ngôi chùa Khmer có tên gọi “Sà-Đách-Tót”.

Cụm cây thốt nốt hình trái tim, nơi check-in lý tưởng của nhiều cặp đôi. Ảnh Hoàn Hảo

Cảnh quan nơi này hữu tình và thơ mộng, thích hợp là điểm đến tham quan lý tưởng cùng với bạn bè, gia đình và người yêu. Để “săn” được những bức ảnh hoàn hảo nhất, bạn nên chọn lúc bình minh hoặc hoàng hôn.

Thốt nốt là loại cây trồng lâu năm, gắn liền với đời sống sinh hoạt của người An Giang. Lá và thân cây có rất nhiều công dụng như dùng để lợp nhà, làm củi, đan nón lá hay đan rổ…

Tựa như dừa, trái thốt nốt mọc thành buồng, khi non có màu xanh, lúc chín chuyển sang màu tím thẫm, căng bóng. Bên trong có cơm dày màu trắng, phần này ăn rất ngon. Cơm thốt nốt có vị mềm dẻo quyện với mùi thơm, vị ngọt bùi dễ “níu lòng” lữ khách.

Người ta thường kết hợp ăn chung với nước thốt nốt và cho thêm vào một ít đá viên lạnh. Những tháng mùa hè nóng bức có được ly nước thốt nốt trên tay thì lòng mát rười rượi.

Để lấy được nước thốt nốt, người dân phải vất vả leo lên cây. (Ảnh: Dương Việt Anh)

Để làm ra được những ly nước thốt nốt ngọt lịm cũng phải thật cầu kỳ và công phu. Không như nước dừa, nước thốt nốt được người dân lấy từ vòi hoa trên cây.

Người dân An Giang thường leo lên cây, buộc cái ống nhỏ vào đầu mỗi cụm hoa rồi dùng dao cắt một đoạn. Sau đó lấy ống tre hay bình to hơn để hứng. Sáng hôm sau, người dân lại leo lên để lấy nước. Loại nước tinh túy này được nhỏ xuống từ chính những chùm hoa.

Đường thốt nốt ngọt lịm. (Ảnh: MN)

Nước thốt nốt thường dùng để giải khát, hoặc có thể dùng để nấu cô đặc thành đường. Nói đến đường thốt nốt thì có lẽ ai cũng sẽ biết, đây là một loại đặc sản của vùng biên, có mùi thơm và vị ngọt thanh.

Món bánh bò được làm từ đường thốt nốt. (Ảnh: Đặc sản miền Tây).

Ngoài ra, người ta còn dùng đường thốt nốt để chế biến rất nhiều món ăn ngon. Trong đó phải kể đến món bánh bò đường thốt nốt, hay món chè đậm vị ngọt ngào,…Du khách khi đến An Giang thường tìm mua những thức đặc sản này về để làm quà biếu, tặng người thân.

Phương Vy

Tạp chí Du lịch Tp.HCM
Từ khóa: An Giang, Bảy Núi, Xứ sở thốt nốt

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033451

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC