Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 25/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Biến đổi khí hậu đe dọa khu vực sông Mekong

Biến đổi khí hậu đe dọa khu vực sông Mekong

Cập nhật: 30/09/2009

Khu vực sông Mekong được coi là một trong những vùng đa dạng sinh học cuối cùng của hành tinh, bao gồm 5 nước Đông Nam Á và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Nếu sự biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra, thì như cảnh báo của WWF, 163 loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. 
Nhóm bảo vệ động vật hoang dã thuộc WWF tuần qua vừa cho biết hiện tượng thay đổi khí hậu đang đe doạ 163 loài quý hiếm mới được phát hiện năm ngoái tại khu vực sông Mekong.

Những vụ hạn hán và lụt lội thường xuyên cộng với triều cường đã trở thành mối đe dọa thực sự đối với các loài trong khu vực mà WWF trong bản thông báo của mình mô tả là “một trong những vùng đa dạng sinh học cuối cùng của thế giới”. Khu vực này bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

Ông Geoffrey Blate, điều phối viên về biến đổi khí hậu khu vực của WWF cho biết: "Các dự báo về khu vực sông Mekong đã chỉ ra rằng hiện tượng biến đổi khí hậu đang làm hệ sinh thái ở đây bị huỷ hoại một cách khủng khiếp”.

Các loài bị nguy cơ lớn nhất là loài kém thích nghi nhất về khía cạnh sinh lý học trước sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa. Chúng bị dồn vào những vùng sinh sống ngày càng hẹp lại”.

Trong số những loài quý hiếm dễ bị tổn thương nhất mà bản thông báo của WWF đưa ra là những loài chim chỉ biết đi chứ không biết bay, loài ếch nhái có răng độc và tắc kè da báo mắt màu da cam.

Theo WWF, nơi cư trú và có thực phẩm cần thiết cho cuộc sống của những loài này ngày càng bị thu nhỏ và tình trạng đó đang bị xấu đi khi khí hậu thay đổi. Những loài không có khả năng thích nghi chỉ còn một con đường duy nhất là bị tuyệt chủng hàng loạt.

Với địa hình và khí hậu đa dạng, khu vực sông Mekong là nơi sinh sống của trên 320 triệu dân và nhiều loài động vật quý hiếm, đặc hữu như loài hươu nhỏ gọi là sao la và loài nhện thợ săn (huntsman spider) có sải chân dài đến 30cm.

Vietnam Net
Từ khóa:

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039794

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC