Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 14/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Biến đổi khí hậu
  • /
  • Biến đổi khí hậu khiến các loài chim Amazon nhỏ đi và mọc cánh dài hơn

Biến đổi khí hậu khiến các loài chim Amazon nhỏ đi và mọc cánh dài hơn

Cập nhật: 18/11/2021

Tưởng chừng Amazon là một nơi hoang sơ ít chịu tác động bởi những yếu tố ngoại cảnh nhưng thực tình thì biến đổi khí hậu đang âm thầm diễn ra nơi đây. Nghiên cứu trong nhiều thập kỷ cho thấy các loài chim nhạy cảm trong khu vực đang bắt đầu thay đổi để đối phó với sự ấm lên của khí hậu: chúng tiến hóa với đôi cánh dài hơn và thân hình nhỏ hơn.

Các nhà nghiên cứu đã đối chiếu dữ liệu trong 4 thập kỷ về các loài chim và phát hiện ra rằng khi mùa khô của Amazon ngày càng nóng và khô hơn, một số loài dường như đang thay đổi về thể chất.

Loài chim Corythopis torquatus nằm trong số 77 loài được khảo sát (Ảnh: Majority World / Universal Images Group qua Getty)

Cuối năm 2020, một nghiên cứu của tập thể tác giả cũng khẳng định sự suy giảm một số loài chim cư trú tại Amazon rất có thể liên quan đến biến đổi khí hậu. Báo cáo năm 2019 của National Audubon Society cũng cảnh báo hơn 2/3 loài chim ở Bắc Mỹ sẽ dễ bị tuyệt chủng vào năm 2100 nếu xu hướng ấm lên tiếp tục diễn ra.

Sở dĩ chim được lựa chọn trong nhiều nghiên cứu liên quan đến sự thay đổi của khí hậu bởi chúng được coi là loài trọng điểm, biểu thị sức khỏe tổng thể của hệ sinh thái, vì vậy các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến cách chúng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ở nghiên cứu mới, các tác giả thu thập bộ dữ liệu lớn nhất đến nay về các loài chim cư trú của Amazon, đại diện cho 77 loài không di cư và kéo dài suốt 40 năm (1979 – 2019). Phát hiện của nhóm vừa được công bố trên tạp chí Science Advances, chỉ ra rằng 36 loài đã mất đi đáng kể trọng lượng, khoảng 2% trọng lượng cơ thể, sau mỗi thập kỷ kể từ năm 1980; 77 loài giảm khối lượng cơ thể trung bình; và 1/3 loài mọc cánh dài hơn.

Trong thời gian nghiên cứu, nhiệt độ trung bình trong khu vực tăng lên trong khi lượng mưa giảm: nhiệt độ tăng 1 độ C vào mùa mưa và 1,65 độ C vào mùa khô. Lượng mưa tăng 13% trong mùa mưa nhưng giảm 15% vào mùa khô khiến khí hậu khô và nóng hơn bình thường.

Các nhà nghiên cứu tập trung vào các loài chim không di cư để nhằm loại trừ các yếu tố như tiếp xúc với các môi trường sống khác nhau vốn là nguyên nhân của bất kỳ thay đổi thể chất nào. Những cá thể chim trong nghiên cứu dành cả cuộc đời của chúng trong rừng nhiệt đới vốn không hoặc ít bị xáo trộn, ngay dưới tán cây, vì vậy sự suy thoái môi trường sống hầu như không ảnh hưởng tới chúng.

Lý giải về sự thay đổi của các loài chim, bản thân các nhà nghiên cứu cũng không chắc những thay đổi về chiều dài cánh mang lại lợi ích gì cho các cá thể nhưng những con chim nhỏ hơn có thể dễ dàng giữ mát hơn. Các động vật nhỏ thường tản nhiệt nhanh hơn động vật lớn. Ngoài ra, thực phẩm sẵn có ít hơn, chẳng hạn như trái cây hoặc côn trùng trong điều kiện thời tiết khô hanh cũng có thể dẫn đến kích thước cơ thể nhỏ hơn. Còn về những chiếc cánh có xu hướng mọc dài, nhà sinh thái học Vitek Jirinec, người đứng đầu nghiên cứu ngờ rằng việc mọc những chiếc cánh dài hơn sẽ giúp các loài chim bay cao hơn, nhẹ hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.

Vitek Jirinec với loài chim motmot Amazonian (Ảnh: Vitek Jirinec)

Dù vậy, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu ở các khu vực nhiệt đới khác để tìm hiểu cách thức và lý do tại sao các loài chim cư trú đang ứng phó với biến đổi khí hậu bằng đôi cánh dài hơn.

Ý Nhi lược dịch (Theo Nationalgeographic

Báo bảo vệ rừng và môi trường
Từ khóa: biến đổi khí hậu, chim Amazon nhỏ đi và mọc cánh dài hơn

Tin liên quan

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Chiều 13/5, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thông tin, Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) vừa ban hành kế hoạch về tổ chức Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia” giai đoạn 2025-2026.

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Đến với thác Bản Giốc dịp này, du khách sẽ thấy một diện mạo mới, tươi tắn và rực rỡ, không còn những lều lán bán hàng lụp xụp, nhếch nhác, lộn xộn, cũng không thấy người dân địa phương chạy theo du khách để bán hàng mà thay vào

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Giao thông đường thủy an toàn: “Điểm cộng” cho mùa du lịch tại Quảng Bình

Xem tiếp

Tin nổi bật

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035545

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC