Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Biển miền Trung níu chân du khách

Biển miền Trung níu chân du khách

Cập nhật: 07/11/2023

Dặm dài miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, tỉnh thành nào cũng có những bãi biển sạch đẹp nao lòng, níu chân du khách trong và ngoài nước…

Du khách nước ngoài trò chuyện với người Việt tại biển Cửa Đại. ẢNh: C.N

Rất nhiều bãi biển miền Trung được điểm danh trên bản đồ du lịch của các trang web chuyên ngành và được vinh danh trong các cuộc bình chọn cùng những lời nhận xét là “thiên đường du lịch” với bãi cát trắng mịn, nước xanh trong, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp...

Ngoài ra, điều thu hút du khách là người dân ven biển hiền hòa, mến khách, dịch vụ đi kèm không quá đắt đỏ và hải sản tươi ngon, như lời nhận xét của nhóm du khách đến từ châu Âu mà chúng tôi gặp ở biển Cửa Đại cách đây hơn một tháng.

Sau khi tắm biển, gia đình bà Catherine (Tây Ban Nha) lên một quán ven biển nghỉ trưa và trò chuyện với các bạn nhỏ người địa phương.

Bà Catherine nói, chuyến du lịch của gia đình tại Việt Nam kéo dài khoảng một tháng và rất ấn tượng các thành phố ven biển. Trong gần một tuần cùng chồng và con trai lưu lại Hội An, ngày nào bà cũng trò chuyện với người bản địa và tận hưởng bãi biển tuyệt đẹp.

Du khách ở biển Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: C.N

Thường mỗi khi có dịp đi thăm thú và lưu lại các tỉnh thành duyên hải miền Trung, đến địa phương nào chúng tôi cũng chọn nghỉ ngơi tại các địa điểm ven biển và dĩ nhiên, luôn được gặp khá nhiều khách nước ngoài.

Các bãi biển ở Nha Trang (Khánh Hòa), ghềnh Đá Đĩa (Phú Yên)..., từ sáng sớm đến chiều tối, hầu như không lúc nào vắng du khách quốc tế. Khách nước ngoài, nhất là khách phương Tây có vẻ như không ngại nắng nóng, thậm chí cả mưa gió, nên thường ngồi thả mình trên bãi biển để cảm nhận vẻ đẹp của biển cả Việt Nam.

Ông King Song Il, người Hàn Quốc, làm việc tại một công ty ở Khánh Hòa, năm nào cũng đưa cả vợ con sang Việt Nam du lịch. Ông King Song Il nói, nhà ông ở Hàn Quốc cũng cách biển không xa, vợ con ông thường xuyên đi biển nhưng biển ở đây (biển Nha Trang) có nét hấp dẫn rất riêng: con người thân thiện, thức ăn tươi ngon, bờ biển đẹp và bãi tắm an toàn. “Cùng gia đình ở bãi biển ngắm bình minh lên hoặc hoàng hôn buông xuống ở đất nước xa lạ, là trải nghiệm rất thú vị” - vợ ông King Song Il nói.

Quảng Nam có nhiều điểm du lịch biển nổi tiếng: Cù Lao Chàm, An Bàng, Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Tam Tiến, Biển Rạng (Núi Thành)…

Một trang web du lịch giới thiệu, quảng bá: Cù Lao Chàm là thiên đường du lịch lý tưởng, sở hữu hệ sinh thái đa dạng, có núi, có rừng, có biển với nhiều hệ động thực vật đa dạng. Nơi đây có nhiều bãi tắm tự nhiên rất đẹp, còn nguyên nét hoang sơ hấp dẫn. Nước biển Cù Lao Chàm xanh trong, thu hút du khách.

Còn bãi biển An Bàng là điểm đến hấp dẫn trong hành trình tham quan phố cổ Hội An. Bãi biển rộng, bờ biển nổi bật với lớp cát mịn, trắng trải dài, còn lưu giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ đến thuần khiết, khiến bao du khách đắm say.

Giờ đây, khi các trục đường giao thông ven biển và hệ thống đường xương cá kết nối từ các khu đô thị, từ các trục đường chính đến các bãi biển, khu du lịch ven biển đang từng ngày được hoàn thiện, biển miền Trung cũng trở nên “gần” hơn và hiện diện rõ hơn trên bản đồ du lịch chung của khu vực và cả nước...

Châu Nữ

Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn – Ngày 06/11/2023
Từ khóa: Bình Thuận, du-lich-bien, miền Trung, Thanh Hóa

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033062

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC