Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Biến ven biển hoang sơ thành khu du lịch hấp dẫn

Biến ven biển hoang sơ thành khu du lịch hấp dẫn

Cập nhật: 12/03/2012

Cái triết lý làm du lịch chẳng giống ai là đầu tư ở nơi biển, rừng hoang vu, không điện không nước; và với chiến lược không phá cũng chẳng xây nhà hàng loạt mà chú trọng dọn vệ sinh biển, trồng cây rừng để tạo cảnh quan hài hòa giữa rừng với biển

Triết lý đó đã đem lại sự thành công ban đầu cho ông chủ của Khu du lịch Bãi dài Mai Quyền ở đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Mười năm dày công, ông Tạ Đức Quyết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty hợp lực Mai Quyền đã biến một vùng ven biển hoang sơ, cỏ dại trở thành một khu du lịch nổi tiếng ở Quảng Ninh, trước sự ngỡ ngàng không chỉ của khách du lịch phương xa mà ngay cả người dân bản địa.

Năm 1998, trong những chuyến công tác qua vùng đất này, sự hút hồn bởi cảnh đẹp của núi rừng, của biển ở xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, đã khiến ông Quyết nghĩ ngay đến một dự án du lịch sinh thái. Nghĩ là làm, ông bắt đầu xin chính quyền địa phương được đầu tư dự án du lịch tại đây.

Ông Quyết ví mình như “con chim gáy” làm mồi, tự bỏ tiền ra đầu tư vào vùng đất hẻo lánh, hoang vu, nếu thành công thì cả doanh nghiệp và địa phương cùng có lợi. Bởi từ đó có thể tạo ra một hướng phát triển kinh tế mới cho huyện đảo.

Mười năm ròng chỉ mỗi việc dùng sức người làm những việc thủ công như cắt cỏ, dọn rác, rồi đổ thêm cát trắng ra biển như “dã tràng xe cát” và gia tăng việc trồng cây rừng. Ấy vậy mà vùng biển hoang vu xưa kia không bóng người qua lại, nay đã là một dải cát trắng thênh thang chạy dài hơn một cây số bên bờ vịnh Bái Tử Long xanh trong, trước mặt là những hòn đảo đá lô nhô thật kỳ vĩ.

Khác với nhiều nhà đầu tư du lịch khác muốn tạo mặt bằng là ồ ạt phá cây xây nhà tầng hoành tráng, thì doanh nghiệp Mai Quyền chủ trương giữ nguyên vẻ hoang sơ, chỉ xây dựng “chấm phá” một cách thân thiện mới môi trường, không xâm hại đến cảnh quan. Hiện doanh nghiệp này đang trực tiếp quản lý 30ha đất ven biển làm du lịch và hơn 100ha đất rừng nguyên sinh.

Sự đầu tư của Mai Quyền vào Vân Đồn đem lại ba cái lợi lớn cho địa phương: chặn được nạn khai thác cát ven biển; chặn được nạn chặt phá và đốt rừng vốn dĩ diễn ra khá phổ biến nơi đây; và quan trọng nhất là đã tạo hướng đi mới làm du lịch cho Vân Đồn.

Ông Quyết nói lúc đầu làm du lịch chỉ với mục đích phục vụ công nhân ngành mỏ ở Cẩm Phả gần đó, nhưng kết quả thật bất ngờ, từ khi khu du lịch Bãi dài mọc lên, vào dịp hè các phòng nghỉ lúc nào cũng kín chỗ. Nhất là vào khoảng tháng 5 đến tháng 8, khách du lịch thường phải đặt phòng trước cả chục ngày. Doanh nghiệp Mai Quyền nay đã hoàn thiện 120 phòng, một hệ thống các nhà hàng, khách sạn, trong đó có một tòa mang tên Thiên Đường đạt tiêu chuẩn 4 sao với khoảng 30 phòng (vốn đầu tư 45 tỷ đồng) đang trong giai đoạn hoàn thiện để phục vụ khách du lịch.

Khu du lịch Bãi dài Mai Quyền hôm nay đã có điện, nước, đường giao thông thuận lợi và trở thành một điểm sáng du lịch của Quảng Ninh. Chỉ cách thành phố du lịch Hạ Long chưa đầy 40 cây số, với không khí trong lành tựa SaPa - Lào Cai, du khách có thể tận hưởng các loại hình du lịch như sinh thái rừng, du lịch biển và du lịch tâm linh với đền thờ Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư và cách đó không xa là ngôi chùa Cái Bầu nổi tiếng của đất Mỏ.

Chỉ tay về hòn đảo xa chừng 2 cây số, ông Quyết nói trong tương lai gần, Mai Quyền sẽ xây dựng một resort nhỏ trên đảo hoang này để tạo ra một điểm nhấn mới cho vịnh Bái Tử Long thêm đặc sắc, hấp dẫn du khách nhiều hơn./.

TTXVN
Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036339

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC