Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 16/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Bình Định: Bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Bình Định: Bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Cập nhật: 26/07/2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch với nhiều phương án, giải pháp nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Lễ hội chùa Ông Núi tại thị trấn Cát Tiến (huyện Phù Cát, Bình Định). Ảnh: baobinhdinh.vn

Theo báo cáo của Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định, đối với dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, năm 2022 và 2023, Trung ương phân bổ trên 22,5 tỷ đồng và ngân sách tỉnh đối ứng gần 1,7 tỷ đồng. Hiện tại, UBND tỉnh đã phân bổ danh mục chi tiết để UBND các huyện và Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch triển khai thực hiện 10 danh mục công trình văn hóa trên địa bàn.

Theo đó, năm 2022, tỉnh Bình Định đã thực hiện bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương, xây dựng sản phẩm du lịch; tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể, truyền dạy nghiệp vụ về du lịch cho nhiều đối tượng liên quan; hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, như cải tạo Nhà Văn hóa xuống cấp, xây dựng tường rào, cổng ngõ, nhà vệ sinh, sân bê tông tại các huyện Tây Sơn, An Lão, Hoài Ân, Vân Canh, Vĩnh Thạnh…

Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Định cũng ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới các tầng lớp nhân dân.

Trước mắt, tỉnh giao Sở Văn hóa và Thể thao kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn để khai thác, xây dựng thành sản phẩm phát triển du lịch; đồng thời hỗ trợ Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận.

Ngành Văn hóa phối hợp với các địa phương tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một như các hình thức sinh hoạt văn hóa, tập quán xã hội, nhạc cụ, kiến trúc truyền thống, trang phục truyền thống, các môn thể thao truyền thống... Ngành xây dựng mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc thù các dân tộc thiểu số, mô hình bảo vệ văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số; mô hình xây dựng đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số; mô hình di sản kết nối, gắn với hành trình du lịch di sản để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng…

Các địa phương đã đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng nội dung xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số, cấp phát cho bà con. Một số địa phương đã gắn phát triển du lịch với phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Đống Đa ở Tây Sơn Bình Định, Lễ hội Chùa Ông núi ở huyện Phù Cát, Lễ hội Chùa Bà nước mặn hay Lễ hội làng rèn Tây Phương Danh, ở thị xã An Nhơn…

Sỹ Thắng

Báo Dân tộc và phát triển – baodantoc.vn – Đăng ngày 25/07/2023
Từ khóa: Bình Định, du lịch cộng đồng, du-lich, Văn hóa dân tộc thiểu số

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036354

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC