Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Bình Phước: “Giữ lửa” nghề truyền thống

Bình Phước: “Giữ lửa” nghề truyền thống

Cập nhật: 25/04/2025

Trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Khmer, nghề đan lát không đơn thuần là công việc mưu sinh mà còn là sợi dây bền bỉ nối dài làng nghề truyền thống qua các thế hệ. Những đôi bàn tay cặm cụi bên gùi tre, rổ rá, không chỉ đang tạo nên vật dụng thường nhật mà còn góp phần “dệt” nên một bản sắc riêng lặng lẽ nhưng đầy nội lực của đồng bào Khmer tại huyện Lộc Ninh (Bình Phước).

Nét đẹp văn hóa dân tộc

Dưới căn nhà nhỏ đơn sơ ở ấp Ba Ven, xã Lộc Khánh, ông Lâm Tý vẫn cần mẫn đan từng chiếc gùi tre, chiếc rổ bằng tất cả sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và lòng tự hào với nghề truyền thống. Với ông, mỗi sản phẩm làm ra không đơn thuần là công việc mưu sinh mà còn là cách gìn giữ nghề truyền thống dân tộc. Ông Lâm Tý chia sẻ: “Làm cái gùi, nhìn thì đơn giản nhưng phải mất 3-4 ngày mới xong. Cực lắm, nhưng mỗi sản phẩm làm ra tôi lại thấy vui”. Sản phẩm từ nghề đan lát của đồng bào Khmer là vật dụng sinh hoạt hữu ích và hơn hết là biểu tượng văn hóa thấm đẫm hồn cốt dân tộc.


Vợ chồng ông Lâm Tý cần mẫn đan từng chiếc gùi tre

Không ai quảng bá, không sạp hàng hoành tráng, sản phẩm đan lát của ông Lâm Tý cũng như người dân ấp Ba Ven đến với người mua vô cùng mộc mạc. “Tôi không đem ra bán ngoài chợ hay chở đi đâu xa. Mỗi lần làm xong sản phẩm là tôi treo trước nhà, ai đi ngang thấy đẹp thì ghé vào hỏi mua. Có người thích quá mua mấy cái liền để đem về treo chơi hoặc làm quà biếu. Tôi làm không phải vì buôn bán mà vì giữ nghề. Tôi nghĩ, người Khmer có nhiều nét đẹp văn hóa từ trang phục, điệu múa, nghề đan lát… Nếu mình không giữ thì con cháu sau này không biết nét đẹp văn hóa dân tộc. Bởi vậy, tôi cứ làm, giữ lấy nghề như giữ lấy một phần "máu thịt" của dân tộc mình” - ông Lâm Tý bày tỏ.

Không chỉ hộ ông Lâm Tý, tại ấp Ba Ven, gia đình ông Lâm Búp cũng đã theo nghề đan lát hơn 20 năm nay. Ông Lâm Búp kể: “Tôi học nghề đan lát từ cha mẹ. Hồi đó, tôi đi chăn trâu trên đồng, ngồi dưới gốc cây là vừa canh trâu vừa đan gùi, đan giỏ. Nghề đan lát này cũng chẳng giàu gì, nhưng giúp mình sống qua ngày và quan trọng nhất là gắn liền với tuổi thơ, cha mẹ, với cả nếp nhà. Bây giờ đã lớn tuổi, mỗi ngày tôi chăm sóc vườn rau rồi tranh thủ ngồi đan vài cái gùi, bán cho người dân trong ấp. Tôi chỉ mong sau này con cháu trong nhà, trong xóm học theo, biết quý nghề truyền thống của dân tộc mình”.

Những sản phẩm từ nghề đan lát luôn gắn với lối sống của người Khmer, phản ánh tinh thần lao động, nét văn hóa đặc trưng và cả những giá trị gia đình nơi nghề được cha truyền con nối, từ thế hệ này sang thế hệ khác.


Tại xã Lộc Điền, huyện Lộc Ninh, ông Lâm Khen gắn bó với nghề đan lát đã 15 năm

Ở xã Lộc Điền, ông Lâm Khen theo nghề đan lát đã 15 năm. Ông Lâm Khen bộc bạch: Ngày xưa, ba mẹ tôi đan rất giỏi, tôi nhìn rồi học theo. Đến giờ, tôi vẫn nhớ mẹ chỉ dạy cách tách sợi, từng kiểu đan hoa văn sao cho đều tay, chắc chắn mà đẹp mắt. Với tôi, đây không chỉ là nghề kiếm sống mà còn là cách để tôi kết nối với ông bà, tổ tiên, với gốc gác của mình. Tôi dạy lại cho con cháu trong nhà, dẫu tụi nhỏ có thể không theo nghề, nhưng tôi muốn chúng biết nghề truyền thống của dân tộc mình. Giữ nghề là giữ lại bản sắc văn hóa dân tộc.

Giữ mạch nghề trong đời sống hiện đại

Giữa nhịp sống hiện đại ngày nay, nghề đan lát truyền thống của người Khmer từng là niềm tự hào bao đời đang đối mặt với nguy cơ mai một. “Khi tôi còn nhỏ, người lớn trong ấp này ai cũng biết đan lát. Nghề này như hơi thở, như chuyện hiển nhiên trong mỗi gia đình người Khmer. Khi nông nhàn, ai cũng bày ra đan gùi, rổ, rá để dùng trong nhà hoặc mang đến chợ bán. Cả xóm cùng nhau ngồi đan, nói chuyện rôm rả, vui lắm… Nhưng hiện nay, người trẻ học nghề này ít lắm. Họ đi làm công ty, đi xa nhà kiếm việc khác, chẳng mấy ai chịu ngồi hàng giờ tỉ mẩn với từng sợi tre, sợi mây như trước nữa” - ông Lâm Đay, Trưởng ấp Ba Ven trầm ngâm chia sẻ.


Với đồng bào Khmer, sản phẩm đan lát không chỉ là vật dụng dùng trong sinh hoạt hằng ngày, mà là nét đẹp văn hóa dân tộc

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống đan lát của người Khmer cần nhiều hơn các cá nhân đơn lẻ. Cần có sự kết nối từ chính sách đến cộng đồng, từ lớp giàu kinh nghiệm đến lớp trẻ ham học hỏi. Vì không chỉ là nghề, đan lát còn là yếu tố quan trọng trong bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Điền Hồ Thị Quốc Loan khẳng định: Nghề đan lát của đồng bào Khmer không chỉ là nghề mưu sinh đơn thuần mà còn là một phần trong giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc. Cùng với những điệu múa dân gian, trang phục truyền thống, ngôn ngữ… thì nghề đan lát chính là minh chứng sống cho bản sắc dân tộc Khmer nơi đây. Chính quyền địa phương luôn khuyến khích, tạo điều kiện để người dân duy trì và phát triển nghề truyền thống. Không chỉ vì ý nghĩa văn hóa, mà nghề đan lát có thể mang lại thu nhập, cải thiện cuộc sống cho bà con. Điều quan trọng là làm sao để nghề được nối tiếp, sáng tạo trong thời đại mới.


Các sản phẩm từ nghề đan lát

Giữa bao đổi thay, đồng bào Khmer huyện Lộc Ninh vẫn lặng lẽ đan từng sản phẩm như đan kết cả tâm hồn dân tộc, gửi vào đó niềm tin và kỳ vọng về một ngày mai những đôi bàn tay trẻ sẽ nối tiếp truyền thống, không để nghề mai một. Gìn giữ nghề truyền thống không thể chỉ dựa vào ký ức hay tình yêu của vài người tâm huyết. Điều này cần một chiến lược rõ ràng, nơi người làm nghề được tôn vinh, sản phẩm được lan tỏa, người trẻ được truyền cảm hứng và quan trọng nhất là nghề trở thành một phần trong đời sống hôm nay, chứ không chỉ là hoài niệm của ngày hôm qua.

Nghề đan lát hôm nay nếu vắng bàn tay kế tục sẽ chỉ còn lại như một lát cắt ký ức, lặng lẽ phai mờ theo thời gian. Nhưng nếu được trân trọng, được truyền dạy bằng tất cả niềm tự hào, từ trong từng nếp nhà đến những chính sách văn hóa hướng về cộng đồng thì nghề đan lát sẽ không bị mai một. Nó sẽ “tiếp tục thở, tiếp tục sống, tiếp tục kể chuyện”… như đã từng đi qua bao thế hệ.

Thanh Thảo

Báo Bình Phước – baobinhphuoc.com.vn – Đăng ngày 19/4/2025
Từ khóa: Bình Phước, Đan lát, Khmer, Lộc Ninh, nghề truyền thống

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037107

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC