Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Cách làm hay từ phong trào chống rác thải nhựa

Cách làm hay từ phong trào chống rác thải nhựa

Cập nhật: 05/01/2021

Những mô hình hay về bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa lần lượt ra đời thời gian qua đã đưa Thừa Thiên - Huế trở thành điểm sáng trên toàn quốc về công tác môi trường. Một Huế đổi thay, mới lạ, ấn tượng với khẩu hiệu “Huế xanh - sạch - sáng” đang dần tạo nên thương hiệu nơi vùng đất Cố đô.

Rác thải không còn là nỗi lo

Đến Huế du lịch những ngày cuối năm 2020, anh Trần Hùng Sơn (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) tỏ ra bất ngờ với môi trường nơi đây. Những bãi biển, con đường, hàng cây xanh mát và sạch sẽ không rác thải, siêu thị thân thiện với lá chuối, túi giấy, nhiều quán cà phê không dùng ống hút nhựa...

Túi giấy thân thiện với môi trường

“Qua những người bạn Huế, tôi biết nhiều phong trào tại Cố đô trong đó có Ngày Chủ nhật xanh. Nhưng tôi không ngờ Huế thay đổi nhiều như vậy, rất hay và ấn tượng. Có lẽ nhận thức của người dân đã nâng lên nhiều, giờ đây môi trường sống của vùng đất du lịch này đã khác, ô nhiễm không còn, không khí rất trong lành, một Huế rất xanh mà ít nơi nào có...”, anh Sơn nói.

Ra đời vào đầu năm 2019, phong trào “Ngày Chủ nhật xanh - chống rác thải nhựa” ở Thừa Thiên - Huế ngay lập tức lan tỏa khắp mọi nơi với nhiều mô hình hay, hàng ngàn lượt người tham gia mỗi tuần. Rác thải được thu gom và xử lý hàng nghìn tấn; bóc tách hàng trăm nghìn điểm quảng cáo, rao vặt sai quy định; tổ chức trồng và chăm sóc hàng trăm nghìn cây xanh tại các điểm công cộng... tạo cảnh quan môi trường từ thành thị đến nông thôn ngày càng xanh hơn, sạch và đẹp hơn.

Nhiều Ban Quản lý chợ trên địa bàn cũng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến tới người dân và các hộ kinh doanh về tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường sống. Đồng thời, vận động phân loại rác và thực hiện các hình thức gói hàng thay thế túi ni lông bằng lá chuối, báo, các sản phẩm thân thiện môi trường. Sử dụng làn nhựa khi đi chợ đã được các chị, các mẹ, các bà ở nhiều địa phương của Huế duy trì như một thói quen. Các siêu thị lớn tại Huế hiện cũng sử dụng lá chuối, lá vả, túi giấy để bọc thực phẩm thay thế túi ni lông.

Sông Hương vốn đẹp và nổi tiếng nhưng đang trở nên ô nhiễm theo thời gian. Với “Ngày Chủ nhật xanh”, sông được bảo vệ. Cụ thể, mô hình “Dòng Hương trong xanh” đã được Câu lạc bộ “Cảm ơn dòng Hương” phối hợp với các đơn vị và lực lượng vũ trang xung kích tổ chức ra quân hàng tuần để vệ sinh môi trường, thu gom hàng chục tấn rác thải các loại, bèo tây, làm vệ sinh sạch đẹp tại các công viên hai bên bờ sông.

Trong số hơn 650 tấn rác/ngày thải ra môi trường trên toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, rác thải nhựa, ni lông chiếm hơn 6%, tương đương hơn 35 tấn/ngày. Trong khi tỷ lệ thu gom, xử lý rác toàn tỉnh đạt chưa tới 70%. Nhiều địa phương, đơn vị đã triển khai các mô hình phân loại rác tại nguồn; vận động nhân dân phân loại rác thải tại nhà, không vứt rác bừa bãi, đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Những mô hình, cách làm sáng tạo trong thu gom rác ra đời như “Thùng rác thân thiện”, “Biến rác thành tiền”, “Thùng rác trồng hoa” hay câu lạc bộ phân loại rác thải từ hộ gia đình.

Một trong những mô hình ý nghĩa được tạo nên là “Ngôi nhà xanh - Tiếp sức đến trường” ở các Đồn Biên phòng vùng biển. Với hàng chục ngôi nhà như thế, hàng ngàn vỏ lon, chai nhựa và rác thải nhựa có thể tái chế đã được thu gom. Ngoài thu gom rác thải, mô hình còn giáo dục ý thức bỏ rác đúng nơi quy định cho người dân, học sinh, khách du lịch...

Đến nay, hầu hết các cơ quan hành chính Nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội khách sạn và đội ngũ cán bộ đảng viên, công chức, viên chức đã đi đầu không sử dụng sản phẩm nhựa một lần. Sáng kiến dùng chai thủy tinh thay thế chai nhựa đựng nước của Huế được Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành cùng nhiều địa phương đánh giá cao và hưởng ứng.

Rau củ quả được bọc trong các lá chuối ở siêu thị

Duy trì một Huế xanh - sạch - sáng

Giờ đây đến Huế, không khó để bắt gặp hình ảnh du khách hòa mình nhặt rác cùng lực lượng và người dân. Các tour tham quan Huế cũng kết hợp với bảo vệ môi trường, hướng đến du lịch có trách nhiệm...

“Chính việc xây dựng các tour tuyến gắn với hoạt động bảo vệ môi trường sẽ giúp hình thành nên những sản phẩm mới và quảng bá hình ảnh Huế xanh. Khi bạn là người Huế, bạn thấy du khách nhặt rác bảo vệ môi trường thì ngay tự thân bạn ý thức đã được chuyển biến. Và không có lý do gì để bạn không chung tay”, ông Nguyễn Văn Phúc - Phó giám đốc Sở Du lịch nói.

Trong năm 2020, Huế hứng chịu nhiều cơn bão lũ liên tục khiến cây xanh ngã đổ, bùn rác ngập khắp nơi. Đã thành thói quen, nhiều người dân lại xắn tay dọn dẹp sạch sẽ những đoạn đường. Những người lao công, lực lượng các đoàn thể tranh thủ bất kể giờ giấc để chung sức vệ sinh môi trường. “Ngày Chủ nhật xanh - Hãy hành động để Thừa Thiên - Huế thêm xanh - sạch - sáng” giờ đây lan tỏa khắp Huế từ thành thị đến nông thôn, từ người già đến trẻ nhỏ. Chưa bao giờ người dân Huế lại đồng lòng và hưởng ứng mạnh mẽ như vậy trong một phong trào do chính quyền phát động.

Hoạt động thu gom rác thải diễn ra hàng tuần tại Thừa Thiên - Huế

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ - người khởi xướng Đề án “Ngày Chủ nhật xanh” cho rằng, thành công của Đề án là nâng cao được nhận thức của người dân, tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng xã hội. Từ đó, khơi dậy được lòng tự hào, trách nhiệm của công dân trong việc chung tay, góp sức gìn giữ, xây dựng Huế luôn xanh - sạch - sáng.

Theo ông Thọ, để thực hiện tốt phong trào, các cấp, ngành và địa phương cần tiếp tục quán triệt phương châm “Quyết liệt - Đồng bộ - Kiên trì”; nâng cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và địa phương nhằm đưa phong trào đi vào cuộc sống thực chất và trở thành hành động, nếp sống thường xuyên của mọi người, mọi nhà và cộng đồng xã hội. Đồng thời, lồng ghép Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên - Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng di sản, văn hóa, cảnh quan, thân thiện môi trường.

“Thừa Thiên - Huế cũng rất vui mừng khi được Thủ tướng gửi thư khen, động viên sự chủ động, sáng tạo, quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh trong phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Đây là điều hết sức quý báu cho Thừa Thiên - Huế ngày càng quyết tâm tiếp tục triển khai có chiều sâu, lan tỏa thêm nữa không chỉ trên địa bàn mà còn trên phạm vi quốc gia”, ông Phan Ngọc Thọ chia sẻ.

Bài và ảnh: Văn Dinh

Báo Tài nguyên và Môi trường
Từ khóa: bảo bệ môi trường, ô nhiễm, rác thải nhựa, tái chế, thân thiện với môi trường

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036101

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC