Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 16/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Cải thiện sức chống chịu ven biển Việt Nam-Campuchia-Thái Lan

Cải thiện sức chống chịu ven biển Việt Nam-Campuchia-Thái Lan

Cập nhật: 01/03/2012

Diễn đàn lần này hy vọng giải quyết được các vấn đề của vùng ven biển như Chanthaburi dưới tác động của biến đổi khí hậu. Sáng 29/2, tại Chanthaburi, Thái Lan diễn ra diễn đàn thường niên “Ứng phó ven biển 3 nước Việt Nam, Campuchia và Thái Lan” lần thứ nhất.

Diễn đàn là hoạt động thuộc dự án “Cải thiện sức chống chịu vùng ven biển tại Việt Nam, Campuchia và Thái Lan” do tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức, nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, bài học trong phòng chống thiên tai, giảm thiểu, ứng phó biến đổi khí hậu giữa 3 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Diễn đàn với sự tham gia của hơn 300 chuyên gia, nhà báo, nhà khoa học của 3 nước và quốc tế.

Biến đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu tuy nhiên ở cấp độ địa phương, có rất nhiều việc có thể làm để giảm thiểu tác động và nắm bắt những cơ hội mà biến đổi khí hậu mang đến. Hiện tại, đồng thời với việc nỗ lực hết sức nhằm ổn định việc phát thải khí nhà kính, thế giới cần phải đẩy nhanh các nỗ lực nằm chuẩn bị đối phó với những thay đổi chắc chắn sẽ sảy ra trong tương lai. “Thế giới cần học để tránh các tác động không thể kiểm soát được và kiểm soát các các tác động không thể tránh được”- Giám đốc Dự án, Ts. Robert Mather nhận định.

Cũng theo Ts. Robert Mather, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới mọi người tùy thuộc vào mức độ chúng ta tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ước tính của IUCN sẽ có khoảng 20 triệu làng xã trên thế giới sẽ chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Như vậy sẽ có khoảng 200 triệu biện pháp, sáng kiến xuất phát từ đây để ứng phó biến đổi khí hậu. Đó là những giải pháp thiên nhiên, sẵn có, rẻ cần được chia sẻ giúp cộng đồng thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.

Việc thích ứng sẽ làm mức độ tác động mà biến đổi khí hậu tạo ra có sự thay đổi rõ rệt. Việc thích ứng bao gồm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương (tăng sức chịu đựng) thông qua việc giảm nguy cơ phải đối mặt với các hiểm họa, giảm mức độ nhạy cảm của hiểm họa, hoặc tăng khả năng giải quyết hiểm họa. Việc bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và các hành động vì cộng đồng hoặc do cộng đồng thực hiện ngày càng được nhìn nhận như nền tảng quan trọng cho đáp ứng hiệu quả. Các cách tiếp cận dựa trên cộng đồng cũng quan trọng như vậy.

Ông Griangdech Khemtong, phó chủ tịch tỉnh Chanthaburi phát biểu: “Diễn đàn lần này hy vọng giải quyết được các vấn đề của vùng ven biển như Chanthaburi dưới tác động của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu, thiên tai, mưa lụt xảy ra thưởng xuyên không chỉ ở ThaiLan, mà ở nhiều quốc gia trên thế giới. Để các quốc gia có thể có kiến thức và nâng cao khả năng thích ứng, cần liênn kết chặt chẽ giữa các ngành các quốc gia. Chúng ta phải có các biện pháp chủ động tốt hơn , chứ không chỉ chữa khi nó đã xảy ra. Tại diễn đàn này, chúng tôi hy vọng sẽ được học những bài học kinh nghiệm, những phương thức quản lý tổng hợp từ thực tế của các bạn”.

Diễn đàn diễn ra trong 3 ngày từ 29/2-2/3/2012./.

vea.gov.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tích cực tuyên truyền ý nghĩa của biển, hải đảo đồng thời triển khai nhiều chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2025 với chủ đề “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững”.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Quảng Nam: Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng

Xem tiếp

Tin nổi bật

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Quảng Nam: Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036480

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC