Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Cần nỗ lực cứu hệ thống nhà vườn Huế

Cần nỗ lực cứu hệ thống nhà vườn Huế

Cập nhật: 22/02/2019

Ngoài hệ thống lăng tẩm, đền đài đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, thì Huế vốn nổi tiếng với những khu nhà vườn, vương phủ đầy quyến rũ. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê từng khẳng định: “Đến Huế mà chưa thảnh thơi dạo bước vào chơi dăm ba ngôi nhà vườn đẹp nhất, hay chưa ghé thăm một vài vương phủ thì coi như... chưa đến”.

Nhà vườn Huế

Theo số liệu thống kê thì hiện nay số lượng các nhà vườn, vương phủ đã và đang giảm đi một cách đáng báo động. Năm 1998, Cục Bảo tồn bảo tàng và Trường Đại học nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) đã có một cuộc điều tra và xác định được toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 690 ngôi nhà được xây dựng từ năm 1900 trở về trước, trong đó TP Huế có 330 nhà. Còn theo số liệu khảo sát năm 2002 của UBND TP Huế thì toàn TP Huế có 4.228 nhà vườn, trong đó có 705 nhà rường và 150 nhà cổ tiêu biểu. Vào năm 2010, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết còn 1.778 ngôi nhà vườn, 85 vương phủ trong TP Huế. Nhưng hiện nay, theo thống kê, toàn tỉnh chỉ còn khoảng 150 nhà vườn có giá trị lịch sử văn hóa, trong đó ở TP Huế có 50 nhà vườn đạt chuẩn đặc trưng xứ Huế.

Đặc biệt nhất, hai khu phố cổ Bao Vinh và Gia Hội hiện đang mai một dần. Còn nhớ vào năm 2008, Đại học Huế đã trao cho các sinh viên Quách Đạo Quang, Phạm Xuân Quỳnh Giao giải nhất cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo đồng hành cùng cuộc sống” về đề tài “Phố Huế Xưa - Phim trường mới - Khu du lịch mới”. Khi đó, theo đánh giá của một vị lãnh đạo của tỉnh Thừa Thiên Huế thì ý tưởng này “tuy mới” nhưng “khó có thể khả thi”.

Thật ra, việc phục hồi phố cổ và biến dãy phố này thành một khu phố ẩm thực; một làng nghề thủ công truyền thống; một phim trường; một khu phố với các trò chơi dân gian xứ Huế; một khu phố với những tửu quán, rạp hát, các gánh xiếc, các lớp học xưa, các nhà thuốc y học cổ truyền, lò võ cổ truyền; một khu chợ xưa… để phục vụ du lịch, điện ảnh, vui chơi giải trí cho người dân xứ Huế và du khách thập phương trên thực tiễn không phải là không thể thực hiện được. Bởi thực tế đã chứng minh ở phố cổ Hội An (Quảng Nam), nhờ làm tốt công tác bảo tồn và du lịch – dịch vụ tốt nên đã thu hút đông đảo du khách. Hiện nay, khu phố cổ này luôn là lựa chọn hàng đầu của du khách khi đến với dải đất miền Trung.

Chính vì vậy, để Huế luôn là điểm du lịch hấp dẫn, thì việc bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống nhà vườn, vương phủ cần phải được làm ngay và làm một cách tích cực, trước khi quá muộn.

NGUYỄN VĂN TOÀN

baovanhoa.vn
Từ khóa: Di sản văn hóa thế giới, Huế, nhà vườn, Unesco

Tin liên quan

Du lịch làng hương Phú Lộc (Quảng Nam)

Làng hương Phú Lộc (Quảng Nam), một trong những làng nghề làm hương truyền thống lâu đời nhất miền Trung, đã tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ qua.

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Hiện nay, tại xã Lộc An (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đang thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu lễ hội văn hóa truyền thống, ẩm thực; cung ứng các dịch vụ du lịch… Chính quyền địa phương, người dân tích cực phổ biến thông

Sầm Sơn hướng tới mùa du lịch văn minh, an toàn

Bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trước áp lực đô thị hóa

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem tiếp

Tin nổi bật

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Du lịch biển Huế 2025: Vừa đáp ứng dịch vụ, vừa chú trọng an toàn

Điểm đến đẹp nhất thế giới – tự hào và trách nhiệm

Điểm đến Bình Thuận với “Trải nghiệm bất tận”

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79032836

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC