Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 20/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Cần Thơ: Cây xanh trên đường phố đang bị xâm hại nghiêm trọng

Cần Thơ: Cây xanh trên đường phố đang bị xâm hại nghiêm trọng

Cập nhật: 28/10/2009

Hầu hết vỉa hè các tuyến đường trong nội ô TP Cần Thơ đều được trồng cây xanh, với nhiều chủng loại khác như: cây sao, bằng lăng, me, dầu... Thời gian qua, công tác bảo dưỡng, chăm sóc được đơn vị quản lý đặc biệt quan tâm, nhằm tạo môi trường trong sạch và mỹ quan đường phố. Tuy nhiên, gần đây nhiều loại cây xanh trên đường phố đã và đang bị xâm hại, chặt phá dẫn đến chết khô trên vỉa hè. Điều này cảnh báo nguy cơ môi trường thành phố, cảnh quan đô thị sẽ bị xuống cấp...

Quan sát trên nhiều tuyến đường TP Cần Thơ, cây xanh đang bị xâm hại với mức độ khác nhau. Tại khu nhà lồng 3 Trung tâm thương mại Cái Khế (Cần Thơ) có nhiều cây sao chết khô và một số cây thấp bé, còi cọc không lớn nổi. Còn từ đại lộ Hòa Bình - 30-4 đến gần cầu Đầu Sấu có nhiều cây me bị người dân tỉa cành, đốn ngọn để có không gian buôn bán, có cây mặc dù to khỏe và đang phát triển rất tốt bỗng dưng chết khô.

Hàng trăm cây me trên tuyến đường còn phải gồng gánh hàng trăm loại dây điện thoại, cáp viễn thông giăng chi chít như mạng nhện.

Trên đường 30-4 có nơi cây xanh được lực lượng quản lý đô thị trồng đến lần thứ tư cũng không sống nổi. Theo một cán bộ ở Phòng Quản lý đô thị quận Ninh Kiều: “Có nơi chúng tôi đã trồng cây đến lần thứ tư nhưng cây cứ tự nhiên bị chết một cách rất khó hiểu”. Cả cây kiểng trồng ở các dải phân cách các đường Mậu Thân, Trần Văn Hoài cũng bị những người thiếu ý thức bẻ ngọn, tước lá đến trơ trụi. Lực lượng quản lý cây xanh buộc phải trồng lại cây mới và phải tốn nhiều thời gian chăm sóc mới sống và phát triển kịp các cây xanh trồng trước đó.

Ông Tô Minh Tường - phó giám đốc Công ty Công trình đô thị TP Cần Thơ - cho biết hiện nay tại quận Ninh Kiều có trên 6.100 cây xanh được phân bổ trên 52 tuyến đường, quận Bình Thủy có trên 350 cây tập trung tại đường Cách Mạng Tháng Tám và Lê Hồng Phong được thuê bao chăm sóc thường xuyên.

“Ngoài những cây chết do sâu bệnh, dông gió làm ngã đổ, còn lại cây chết chủ yếu là do sự thiếu ý thức của con người. Cây chết do tác động của trời đất thì chúng tôi có thể hồi phục dễ dàng. Nhưng nếu con người cố tình giết chết cây xanh, với nhiều động cơ khác nhau, thì việc trồng lại cực kỳ khó”- ông Tường nói.

Bà Đặng Thị Anh Đào - trưởng Phòng Quản lý đô thị quận Ninh Kiều - cho biết: “Khi phát hiện cây chết chúng tôi đều cử lực lượng xuống lập biên bản, tìm hiểu nguyên nhân nhưng do không bắt tận tay người phá hoại và không có chứng cứ nên rất khó xử lý đối tượng cụ thể”.

Ông Võ Văn Chính - phó chủ tịch UBND quận Ninh Kiều - nói: “Để phát triển hệ thống cây xanh đồng bộ, tạo “lá phổi xanh” cho TP không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước mà cần có sự tham gia bảo vệ của từng người dân”. Bởi đó cũng chính là bảo vệ cho cảnh quan, môi trường sống trong lành của từng người, từng nhà.

Cây xanh không chỉ có tác dụng lọc khí độc hại, cân bằng hệ sinh thái, tạo cảnh quan môi trường, mà còn góp phần tạo nét đặc trưng riêng của từng địa phương, bảo vệ môi trường và mỹ quan đô thị. Do đó, mọi hành vi xâm hại cây xanh trên đường phố, công viên phải được xử lý nghiêm.

 

Theo báo Cần Thơ/ Tuổi trẻ
Từ khóa:

Tin liên quan

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

(TITC) – Một năm sau khi chính thức được công nhận vào Danh lục Xanh của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên đang ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trong công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

(TITC) – Hướng tới hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), đồng thời góp phần vào nỗ lực phục hồi và bảo vệ hệ sinh thái rừng, ngày 16/5 vừa qua, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò (xã Đồng Tân, huyện Mai

Xu hướng du lịch với không gian xanh

Thách thức với “du lịch xanh”

Tái chế đến tái sinh

Xem tiếp

Tin nổi bật

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038298

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC