Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Cao Bằng: Bảo Lạc làm mới sản phẩm du lịch đón cơ hội mới

Cao Bằng: Bảo Lạc làm mới sản phẩm du lịch đón cơ hội mới

Cập nhật: 31/05/2024

Đón bắt cơ hội du lịch mới trong sự kiện Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 tại Cao Bằng, hiện nay, huyện Bảo Lạc đang xúc tiến làm mới sản phẩm du lịch, tăng sức hấp dẫn, nâng cao chất lượng để đón khách trong nước và quốc tế đăng ký đến trải nghiệm sau khi tham dự hội nghị.

Bảo Lạc nằm trong tuyến thứ 5 kết nối CVĐC cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với CVĐC Non nước Cao Bằng. Đây là tuyến kết nối đặc biệt mà các quốc gia thành viên trong mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO chưa có - Ông Guy Martini, chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO khẳng định.

Qua khảo sát, tư vấn của các chuyên gia mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO, Bảo Lạc có di sản địa chất điển hình là những dãy núi đá cao hùng vĩ xen lẫn thung lũng cổ; hệ thống sông suối đa dạng, nổi bật là sông Gâm, sông Năng, sông Neo. Với diện mạo địa chất đa dạng, có nhiều cảnh đẹp núi non hùng vĩ, ngoạn mục và thơ mộng. Trong đó nổi bật là đèo Khau Cốc Chà cao 15 tầng, thung lũng treo Xuân Trường, rừng trúc Phan Thanh, Huy Giáp, khe Hổ Nhảy, núi Phja Dạ cao gần 2.000 m với những khối đá nguyên khối dựng đứng như tháp lửa khổng lồ…

Với khí hậu á nhiệt đới, núi rừng có nhiều lâm thổ sản, dược liệu quý như: quế, hồi, sở, trúc, nấm hương, mộc nhĩ, măng rừng. Nhiều cây trồng vật nuôi bản địa riêng có như: lúa nương, nếp Hương Xuân Trường, mận máu, lê vàng, thịt bò Mông, lợn đen, gà đen, cá quý trên sông Gâm…

Đây cũng là nơi quần cư sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô, Tày, Nùng… hình thành nên văn hóa bản địa đặc sắc, đa dạng. Có Lễ hội dân tộc Lô Lô, Lễ hội cầu mùa, Chợ tình Phong Lưu; nhiều di tích văn hóa tâm linh, lịch sử Dinh thự họ Nông, chùa Vân An (thị trấn Bảo Lạc), di tích lịch sử đồn Đồng Mu (xã Xuân Trường), Khu di tích Trông Nhìa Hậu (xã Hồng An)…; không gian nhà sàn, nhà đất, ẩm thực bản địa, bà con giữ gìn văn hóa truyền thống các dân tộc trong đời sống hằng ngày, tạo nên sức hấp dẫn riêng.

Phụ nữ dân tộc Lô Lô, xã Kim Cúc (Bảo Lạc) may vá trang phục truyền thống.

Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Hiện nay, huyện vừa đẩy mạnh bảo vệ cảnh quan thiên nhiên di sản địa chất, vừa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa đặc sắc để phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm thắng cảnh đẹp, du lịch cộng đồng homestay dân tộc Lô Lô… Tu sửa, cải tạo cảnh quan đèo Khau Cốc Chà cao 15 tầng, mở rộng hai bên đoạn cua gấp để người dân và khách du lịch di chuyển an toàn, xây dựng điểm checkin, view ngắm cảnh đẹp trên đèo, trồng cây và hoa tạo cảnh quan đẹp…

Huyện sẽ tổ chức sự kiện Tuần lễ văn hóa, thể thao các dân tộc và Chợ tình Phong lưu (tháng 9/2024) được coi là sự kiện điểm nhấn chính để đón khách du lịch dự Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến trải nghiệm. Hiện nay, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện xây dựng kế hoạch tập hợp nghệ nhân ở các loại hình dân ca, dân vũ, nghề thủ công, ẩm thực, diễn viên quần chúng để luyện tập các tiết mục văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông sản đặc hữu, thi các môn thể thao dân gian, ẩm thực, nghề thủ công… Các cơ quan chức năng đề nghị hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, các điểm homestay chỉnh trang phòng, đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng, tiêu chí phục vụ để sẵn sàng đón khách. Huyện tiếp tục phối hợp với các cấp, sở, ngành chức năng quan tâm xúc tiến xây dựng các tuyến trải nghiệm để du khách lựa chọn phù hợp.

Xúc tiến làm mới các sản phẩm du lịch đón khách sự kiện Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương là cơ hội để huyện giới thiệu, quảng bá di sản diện mạo địa chất, thắng cảnh đẹp nổi tiếng và văn hóa bản địa đặc sắc các dân tộc thiểu số, nông sản đặc hữu chất lượng cao đến với bạn bè trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới; kết nối tuyến trải nghiệm thứ 5 của CVĐC Non nước Cao Bằng với CVĐC trong nước và thế giới, thúc đẩy du lịch phát triển với sản phẩm riêng có theo hướng bền vững.

Trường Hà

Báo Cao Bằng – baocaobang.vn – Đăng ngày 30/5/2024
Từ khóa: Bảo Lạc, Cao Bằng, đón cơ hội mới, làm mới sản phẩm du lịch

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033232

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC