Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Cao Bằng: Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày

Cao Bằng: Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày

Cập nhật: 26/02/2025

Được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm của người Tày trên địa bàn tỉnh Cao Bằng dần được khôi phục. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm dệt ngày một cải thiện, đáp ứng nhu cầu của thị trường và góp phần gắn kết du lịch với văn hóa địa phương.

Nghề dệt thổ cẩm của người Tày là nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời, xuất phát từ tập quán tự cung, tự cấp và phát triển một cách tự nhiên trong quá trình lao động. Các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc, được tạo hình, trang trí bằng nhiều hoa văn phong phú trên chất liệu vải chàm với kỹ thuật dệt tinh tế, thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay và óc thẩm mỹ sáng tạo của người phụ nữ. Nghề dệt thổ cẩm của người Tày nổi tiếng nhất tại các xã: Đào Ngạn, Phù Ngọc (nay là xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng); Dân Chủ, Đức Long, thị trấn Nước Hai (Hòa An). Năm 2023, nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người Tày xã Ngọc Đào được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.  


Nghệ nhân Nông Thị Thược, người “giữ lửa” nghề dệt thổ cẩm truyền thống xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng).

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch, dịch vụ bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đẩy mạnh công tác bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, sản phẩm thổ cẩm của người Tày được xác định sẽ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng vào thời gian tới. Để khôi phục nghề dệt thổ cẩm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường tổ chức các chương trình tập huấn, nâng cao nhận thức về bảo tồn giá trị làng nghề và phát triển sinh kế cho bà con. Phối hợp với Sở Công thương, Hiệp hội Du lịch tỉnh Cao Bằng triển khai nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ kết nối, quảng bá sản phẩm dệt tại các hội chợ triển lãm, sự kiện du lịch, sự kiện mạng lưới công viên địa chất (CVĐC) trong nước và khu vực.

Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, xưởng dệt thổ cẩm Luống Nọi, xã Ngọc Đào tham gia trưng bày sản phẩm tại gian hàng không gian văn hóa dân tộc trong vùng CVĐC. Những vật dụng, đồ lưu niệm thổ cẩm bắt mắt như: túi xách, ví, móc treo chìa khóa, khăn, mặt gối, vỏ chăn… nhận được sự quan tâm và phản hồi tích cực từ phía đại biểu quốc tế nhờ tính thẩm mỹ, độc đáo trong từng chi tiết. Đặc biệt, câu chuyện văn hóa về nghề dệt thủ công truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Tày đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng đại biểu quốc tế.

Nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dệt, Ban Quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trên website, bản tin CVĐC; tư vấn, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại trên các nền tảng mạng xã hội Youtube, Facebook, Tiktok… Qua đó, các xưởng dệt có cơ hội giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, đồng thời lan tỏa rộng rãi giá trị nghề dệt thổ cẩm của người Tày. 

Để bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm, bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ của cơ quan, chính quyền các cấp, không thể thiếu sự đồng thuận và tham gia trách nhiệm, hiệu quả của cộng đồng địa phương. Nghệ nhân Nông Thị Thược, Chi hội trưởng Hội nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi, xã Ngọc Đào chia sẻ: Nghề dệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân địa phương, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, việc gìn giữ giá trị di sản nghề dệt thổ cẩm luôn được lớp người cao tuổi của xóm quan tâm gìn giữ, trao truyền cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch bền vững không những giúp cải thiện thu nhập cho người dân làng nghề mà còn đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục truyền thống, văn hóa, lịch sử địa phương, góp phần quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hóa, hình ảnh con người Cao Bằng đến với du khách trong nước và quốc tế.

Lương Thảo

Báo Cao Bằng – baocaobang.vn – Đăng ngày 20/02/2025
Từ khóa: bảo vệ, Cao Bằng, người Tày, phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm, thổ cẩm truyền thống

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037110

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC