Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Cây nêu của người Hà Lăng tỉnh Kon Tum

Cây nêu của người Hà Lăng tỉnh Kon Tum

Cập nhật: 05/01/2024

Người Hà Lăng, một nhánh của dân tộc Xơ Đăng, hiện sinh sống tại xã biên giới Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum luôn tự hào về cây nêu của dân tộc mình. Cây nêu của người Hà Lăng có thể xem là một tác phẩm nghệ thuật, hội đủ yếu tố từ hội họa, điêu khắc đến nghề thủ công truyền thống.

Cây nêu trong Lễ mừng nhà rông mới của người Hà Lăng.

Những cành nêu trĩu nặng tượng trưng cho mùa màng bội thu, những bông lúa, quả bắp trĩu hạt. Cây nêu chính vươn thẳng, giống như con đường lên trời, chuyển lời cúng của chủ lễ, lời cúng của già làng, lời cầu xin của dân làng lên đấng thần linh để mong muốn được cuộc sống no đủ, không có dịch bệnh. Trên ngọn cây nêu được làm hình tròn, với các nan tre tua chung quanh tượng trưng cho mặt trời.

Các nghệ nhân trong làng đục, đẽo những thanh gỗ vô tri thành những con chim kuk (chim cu gáy) có hồn, nhiều mầu sắc để gắn lên cây nêu. Những người già kể, xưa kia, mỗi khi đi rừng, đi rẫy, nghe tiếng chim kêu bên trái là tìm được thức ăn, còn kêu bên phải là không có. Chính vì vậy, biểu tượng chim kuk trên cây nêu mang ý nghĩa dẫn đường để thần linh biết tìm đến dự lễ cùng dân làng.

Theo già làng A Thiu, làng Đăk Đe, xã Rờ Kơi, trong các nghi thức lễ hội, hay những sự kiện quan trọng, người Hà Lăng thường làm hai cây nêu. Một cây nêu to gọi là Xêm Gâng, dùng để cột trâu và một cây nêu nhỏ gọi là Xêm Gâng Bơ Be dùng để cột dê. Khi việc trang trí cây nêu và dây cột trâu đã hoàn tất, những người đàn ông, đại diện các gia đình tập trung phía trước nhà rông cùng tiến hành nghi thức dựng nêu. Thứ tự dựng nêu, sẽ là cây nhỏ trước, rồi mới đến cây chính.

Những thanh niên khỏe mạnh được phân công đào hố dựng nêu. Trước khi dựng, già làng chuẩn bị một ít rượu hòa với tiết lợn, tiết gà, những người đàn ông, chủ gia đình, ngồi chung quanh hố dựng nêu. Già làng chuyển ống rượu từ trái sang phải bảy lần và ngược lại, tượng trưng cho bảy ngày trong tuần. Tiếp đến, già làng đổ ống rượu xuống hố dựng nêu, dân làng đồng loạt hô to ba lần "ve vu", thể hiện sự mừng vui trong ngày diễn ra sự kiện trọng đại của cộng đồng.

Khi dựng nêu, người Hà Lăng thường trồng thêm cây goong, đây là loại cây dễ đâm chồi, nảy lộc và có sức sống bền bỉ, thể hiện sự trường tồn theo thời gian đồng thời ước mong dân làng được bình an, không có dịch bệnh, không có chuyện dữ xảy ra trong làng. Theo quan niệm của đồng bào Tây Nguyên nói chung, người Hà Lăng nói riêng, cây nêu càng cao, càng đẹp thì thần linh càng hài lòng và mùa màng năm đó sẽ bội thu, cuộc sống sẽ ấm no.

Cây nêu trang hoàng rực rỡ được dựng lên trong tiếng reo hò của dân làng. Những chàng trai khỏe mạnh đưa trâu, dê vào cây nêu. Người Hà Lăng quan niệm, trong những lễ thức quan trọng, linh thiêng của cộng đồng, con người phải thật sạch sẽ, chính vì vậy, trước khi thực hiện các nghi thức tâm linh, họ phải rửa tay rồi mới tiến hành cúng tế. Đại diện các hộ gia đình lấy dây làm bằng vỏ cây cột từ dây cột trâu kéo đến vị trí già làng ngồi để làm lễ. Các chủ hộ đồng loạt khấn xin thần linh phù hộ cho gia đình mình được mạnh khỏe, mùa màng tốt tươi.

Bài và ảnh: Phương Thảo

Báo Nhân dân – nhandan.vn – Đăng ngày 04/01/2024
Từ khóa: Cây nêu, Dân làng, Kon Tum, Người Xơ Đăng, nhà rông

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033326

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC