Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 18/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Biến đổi khí hậu
  • /
  • Chống biến đổi khí hậu bằng canh tác tự nhiên

Chống biến đổi khí hậu bằng canh tác tự nhiên

Cập nhật: 22/12/2022

Ramesh Hanumaiya dùng tay đào vài inch trên ruộng của mình và kiểm tra đất. Có sự chuyển động trong lớp đất dày màu nâu: những con giun đất nhỏ bé bị xáo trộn khỏi nhà của chúng. Một nắm đất đầy giun đất có vẻ không nhiều, nhưng đó là kết quả của 7 năm làm việc miệt mài.

Nông dân đang chuẩn bị phân bón tự nhiên không hóa chất để bón cho cây trồng

Ramesh, 37 tuổi, cho biết: “Đất này từng cứng như gạch. Bây giờ nó giống như một miếng bọt biển. Đất giàu chất dinh dưỡng để cây trồng của tôi phát triển đúng thời gian và khỏe mạnh”. Giống như Ramesh, hàng ngàn nông dân khác ở Anantapur, một quận ở bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ, đang áp dụng lối canh tác được gọi là thực hành nông nghiệp tái tạo với các kỹ thuật như sử dụng phân bón tự nhiên và trồng trọt các loại cây cối đạt thành công nhất định trong việc chống sa mạc hóa.

Malla Reddy, 69 tuổi, Giám đốc điều hành Trung tâm Sinh thái Accion Fraterna, một tổ chức phi lợi nhuận khuyến khích các phương thức canh tác tự nhiên trong vùng, cho biết: “Trước đây chúng tôi biết khi nào trời sẽ mưa và mọi người sẽ canh tác theo mùa vụ. Bây giờ điều đang xảy ra là mưa có thể xảy ra bất kỳ mùa nào, nông dân không thể dự đoán và nhiều khi mất mùa”. Tổ chức của Reddy làm việc với hơn 60.000 nông dân trên 300.000 mẫu đất trong huyện, hỗ trợ từng nông dân khôi phục đất suy thoái trên toàn bộ khu vực.

M.Reddy và những người nông dân mà tổ chức của ông hỗ trợ, sử dụng các phương pháp được gọi là canh tác tự nhiên và nông - lâm kết hợp để tránh làm suy thoái đất. Canh tác tự nhiên thay thế tất cả các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bằng chất hữu cơ như phân bò, nước tiểu bò và bã thốt nốt để tăng mức độ dinh dưỡng của đất.

Eb Manohar, một nông dân 26 tuổi, đã bỏ công việc kỹ sư cơ khí ở Bengaluru, được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Ấn Độ, để chuyển sang làm nông nghiệp tự nhiên ở quê nhà. Trong trang trại của mình, anh trồng cà chua, ớt, bắp cải, cùng các loại cây trồng và rau củ khác.

“Tôi cũng đã bắt đầu cung cấp phân bón tự nhiên và thuốc diệt cỏ cho những nông dân khác trong làng. Vì họ thấy rằng khoản đầu tư của tôi thấp và lợi nhuận sau đó rất tốt nên ngày càng có nhiều người quan tâm”, Manohar nói.

Ajantha Reddy, 28 tuổi, là một nông dân canh tác tự nhiên hướng đến những vụ chanh ngọt. Chanh ngọt đòi hỏi người nông dân phải chờ đợi trong nhiều năm. A.Reddy bỏ công việc kỹ sư phần mềm ở Bengaluru trong đại dịch Covid-19 và trở về ngôi làng của mình ở Anantapur để làm nông. Đối với Reddy, sự hài lòng khi nhìn thấy mùa màng và thành phố quê hương phát triển mạnh là động lực đủ lớn để tiếp tục các phương thức canh tác tự nhiên trong tương lai gần.

Biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm tình trạng mất đất canh tác khi nhiệt độ tăng và lượng mưa trở nên bất thường hơn. Cơ quan chống sa mạc hóa của Liên hiệp quốc mô tả đây là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội loài người. Theo ước tính của Liên hiệp quốc, khoảng 1,9 tỷ hécta đất, với hơn 1,5 tỷ người trên toàn cầu bị ảnh hưởng vì sa mạc hóa.

Barron Joseph Orr, nhà khoa học hàng đầu tại Liên hiệp quốc, cho biết, khoảng 70% diện tích đất trên thế giới đã bị con người chuyển đổi từ trạng thái tự nhiên để sản xuất lương thực và các mục đích khác; gần 1/5 diện tích đất được chuyển đổi đó đã bị suy thoái. “Chúng ta cần khuyến khích quản lý đất đai bền vững cho nông dân và người chăn nuôi gia súc nhiều hơn”, Barron nói.

Lam Điền

Báo Sài Gòn Giải phóng – sggp.org.vn – Đăng ngày 22/12/2022
Từ khóa: canh tác tự nhiên, chống biến đổi khí hâu

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037418

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC