Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 18/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Chủ tịch nước thị sát, chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ 

Chủ tịch nước thị sát, chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ 

Cập nhật: 04/11/2010

Ngày 3/11, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng đoàn công tác đã đi máy bay trực thăng thị sát tình hình mưa lũ tại Khành Hòa và Ninh Thuận; đến thăm đồng bào thôn Thuận Lợi, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước và chỉ đạo tỉnh Ninh Thuận khắc phục hậu quả lũ lụt.

Trên chiếc máy bay trực thăng MI 171, của Đoàn bay 917, Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân, đoàn công tác nhìn tận mắt các thôn, làng tại Khánh Hòa đang bị bao vây bởi mây mù; lượng nước lũ tại tại các địa phương đã rút ra sông suối, các tàu thuyền đánh cá vẫn còn neo đậu tại các bến cảng, ngoại trừ một số vùng trũng thấp, còn lại hầu hết diện tích lúa, hoa màu trên các cánh đồng hiện vẫn còn xanh. Riêng tại khu vực tỉnh Ninh Thuận, trời trong sáng, lượng nước đã rút ra khỏi các khu dân cư, các cánh đồng, chỉ còn ngập cục bộ ở một số vùng trũng thấp. Trên chuyến bay cũng như khi đáp xuống máy bay Thành Sơn (Ninh Thuận), những trăn trở đã lộ rõ trên khuôn mặt của các vị lãnh đạo. Chủ tịch nước cũng như các đồng chí cùng đi trong đoàn đỡ phần lo lắng vì các địa phương đã chủ động trong công tác phòng chống lũ lụt, vui mừng vì suốt đêm qua đến sáng nay trời trong mây tạnh...

Đến thăm thôn Thuận Lợi, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) nơi nước lũ tàn phá, gây thiệt hại lớn về cây trồng vật nuôi, Chủ tịch nước được bà con đón chào nồng nhiệt. Hầu hết bà con đã quên chuyện buồn của lũ, quên chuyện thiếu đói cận kề, chỉ mong được gặp mặt Chủ tịch, vị lãnh đạo cao nhất nước. Chủ tịch nước xúc động, chân tình thăm hỏi bà con, chia sẻ những mất mát, thăm hỏi người già trẻ em, chúc mừng bà con đã vượt qua những khó khăn từ cơn lũ dữ. Chủ tịch nước nhắc nhở chính quyền địa phương chăm lo đời đời sống vật chất tinh thần cho bà con, giúp cho người dân sớm khắc phục lũ lụt, nhanh chóng khôi phục sản xuất, đặc biệt là phải quan tâm công tác vệ sinh môi trường, phòng trừ dịch bệnh, khôi phục trường lớp cho các cháu đi học lại bình thường. Người dân thôn Thuận Lợi cảm ơn Chủ tịch nước đã gác lại nhiều công việc quan trọng để đến thăm bà con vùng lũ, hứa với Chủ tịch nước là sẽ đoàn kết, giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Nhân dịp này, Chủ tich nước cũng đã tặng một số phần quà cho các gia đình có nhiều khó khăn sau lũ và hỗ trợ cho thôn Thuận Lợi 200 triệu đồng để thôn cứu trợ cho đồng bào.

Tạm biệt bà con thông Thuận Lợi, Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã kiểm tra thực tế đê sông Dinh (dài 10 km, bảo vệ 160.000 người dân Phan Rang - Tháp Chàm) đã bị nước lũ tràn qua; thăm động viên các chiến sĩ thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Đoàn Đặc công 5 cùng lực lượng xung kích tỉnh đã ngày đêm túc trực thực hiện nhiệm vụ di dời dân, gia cố thân đê, nâng cao mặt đê, không cho nước lũ đổ vào thành phố Phan Rang - Tháp Chàm... Tại buổi làm việc với tỉnh Ninh Thuận, Chủ tịch nước nhắc nhở tỉnh Ninh Thuận phải nêu cao cảnh giác, thực hiện nghiêm túc quy định của Nhà nước, chủ động triển khai các biện pháp để tránh những chuyện đáng tiếc xảy ra khi thiên tai ập đến. Nhanh chóng khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho bà con, nhất là nhà cửa, lương thực, nước uống, vệ sinh môi trường, thuốc chữa bệnh; động viên bà con đoàn kết giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, không để người dân nào không có nơi ở, lạnh rét hoặc thiếu đói tại các địa phương. Trước mắt, vận động sâu rộng trong nhân dân đoàn kết, hỗ trợ nhau, kịp thời nhanh chóng khôi phục lại sản xuất, đặc biệt là giống cây trồng; khôi phục lại hạ tầng như đường sá, đê điều, nhất là trường học, bảo đảm các hoạt động trở lại bình thường để ổn định đời sống cho dân. Phải thường trực cảnh giác, nhắc nhở bà con sẵn sàng ứng phó với lũ bão; rút kinh nghiệm, nâng cao cảnh giác hơn nữa, sẵn sàng ứng phó khi lũ quay trở lại. Các cơ quan Trung ương cần dồn sức giúp Ninh Thuận khắc phục hậu quả lũ lụt; giúp Ninh Thuận 2.000 tấn gạo, hỗ trợ 50 tỷ đồng để Ninh Thuận trang trải khó khăn trước mắt. Về lâu dài, Chính phủ có kế hoạch cụ thể để giúp cho Ninh Thuận khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã nghe UBND tỉnh Ninh Thuận báo cáo diễn biến mưa lũ tại địa phương. Theo đó, từ 30/10 đến 3/11, tại các khu vực trong tỉnh Ninh Thuận có mưa to đến mưa rất to (lượng mưa phổ biến từ 400 đến 500 mm) gây lũ lụt lớn, làm thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của nhân dân trên địa bàn. Trên các tuyến quốc lộ I.A, quốc lộ 27A bị chia cắt nhiều đoạn, nước tràn qua mặt đường từ 0,5 đến 1 mét; các tuyến đường tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã bị chia cắt ở nhiều khu vực; hơn 6.500 hộ với 26.216 khẩu ở vùng trũng thấp, vùng lũ quét khẩn trương di dời đến nơi an toàn. Các đơn vị bộ đội, công an đã cứu hộ hàng trăm người dân bị cô lập giữa vùng nước lũ. Tuyến đê sông Dinh (dài hơn 10 km) bị nước lũ tràn qua nhiều vị trí, các đơn vị Quân sự tỉnh, Đoàn Đặc công 5 cùng các đơn vị xung kích ở địa phương tập trung di dời dân; bảo vệ gia cố thân đê, đắp bao cát tôn cao mặt đê, ngăn chặn dòng nước lũ đổ vào khu vực dân cư, bảo vệ an toàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Tính đến chiều ngày 2/11, nước lụt đã làm ngập nặng hơn 5.150 ngôi nhà, 454 nhà bị sập, đổ, hư hỏng; 3 người chết, 1 người mất tích; gần 13.000 ha cây trồng bị ngập; hàng chục nghìn gia súc, gia cầm bị nước lũ cuốn trôi; 12 chiếc thuyền bị chìm, 2 chiếc tàu nước ngoài bị chìm (đã cứu được 1 chiếc tại Cảng Đông Hải); toàn bộ đìa nuôi tôm bị thiệt hại. Hồ Phước Trung đang thi công bị vỡ, hàng trăm km kênh mương và công trình thủy lợi bị sạt lở, bồi đắp; đường liên thôn, liên xã, liên huyện bị sạt lở 36,88 km. Ngoài ra, tình hình thiệt hại về cơ sở hạ tầng, vật chất ở những vùng còn đang bị ngập sâu trong nước chưa thể thống kê. Ước tổng thiệt hại ban đầu khoảng 800-900 tỷ đồng. Tỉnh Ninh Thuận cũng đã báo cáo những việc tiếp tục triển khai và đề xuất, kiến nghị Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp cho Ninh Thuận 106 tỉ đồng./.

TTXVN
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037356

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC