Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 26/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Vẻ đẹp Việt
  • /
  • Chùa Đậu – Điểm du lịch tâm linh hấp dẫn tại Hà Nội

Chùa Đậu – Điểm du lịch tâm linh hấp dẫn tại Hà Nội

Cập nhật: 23/08/2024

Chùa Ðậu (Thành Ðạo Tự - huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong những ngôi chùa đẹp nhất miền Bắc. Song điều đặc biệt không chỉ nằm ở giá trị lịch sử và kiến trúc. Ngôi chùa có hai bức tượng nhục thân hai Thiền sư là Vũ Khắc Trường, Vũ Khắc Minh. Ðến đây, khách du lịch có dịp tìm hiểu thêm về những bí ẩn của Phật giáo.

Một góc bình yên chùa Ðậu.

Nằm trên một gò đất cao giữa cánh đồng làng Gia Phúc (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội), chùa Ðậu có tên chữ là Thành Ðạo Tự hoặc Pháp Vũ Tự là một trong những ngôi chùa quy mô nhất của Hà Nội hiện nay. Sự ra đời của ngôi chùa gắn liền với giao lưu văn hóa giữa Phật giáo và văn hóa bản địa, gắn với tín ngưỡng thờ Tứ Pháp (bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Ðiện), tức là bốn lực lượng tự nhiên: Mây, mưa, sấm, chớp; trong đó, chùa thờ vị nữ thần Pháp Vũ.

Dưới thời vua Lê Thần Tông (thế kỷ 17), chùa bị xuống cấp, sau đó được trùng tu lại. Sau này, chùa tiếp tục được tu bổ qua các thời kỳ, nhưng những hạng mục chính vẫn mang dáng vẻ của kiến trúc thời Lê Trung hưng. Chùa Ðậu được xây dựng theo kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Hệ thống kiến trúc bên ngoài gồm tòa nhà tiền đường ở phía trước nối liền với hai dãy hành lang hai bên và dãy nhà tổ cuối cùng tạo thành hình chữ nhật.

Hệ thống nhà tam bảo và phần lớn các công trình thờ tự khác nằm trong hình chữ nhật này. So với các ngôi chùa khác, điều đặc biệt trong kiến trúc chùa Ðậu chính là có hai Tam bảo, trong đó, Tam bảo chính thờ Pháp Vũ là nơi xưa kia nhà vua cùng các quan đến cầu nguyện lễ bái. Còn một ngôi Tam bảo nhỏ hơn dành cho dân thường. Chỉ dịp đầu năm, vào các ngày mùng 8, 9, 10 tháng Giêng hằng năm, người dân mới được dâng lễ ở ngôi Tam bảo chính.

Kiến trúc chùa Ðậu có giá trị nghệ thuật cao với những bức chạm khắc tuyệt mỹ trên gỗ rất lớn ở nhiều hạng mục khác nhau, mang đậm phong cách mỹ thuật thời Lê Trung hưng (1533-1789). Một trong những hiện vật cổ nhất tại chùa là đôi rồng đá được chạm trổ tinh xảo có niên đại hơn 500 năm. Chùa còn lưu giữ cuốn sử quý bằng đồng có từ khoảng đầu thế kỷ thứ 3, được công nhận Kỷ lục Quốc gia vì có nhiều trang và cổ nhất Việt Nam.

Ðiều đặc biệt thu hút Phật tử, khách thập phương đến chùa Ðậu là hai pho tượng nhục thân (tượng táng) của hai vị thiền sư Vũ Khắc Trường, Vũ Khắc Minh (hai vị trụ trì chùa Ðậu vào thế kỷ 17). Tương truyền, hai vị đã ngồi trong tư thế thiền định và toàn bộ cơ thể được giữ nguyên vẹn sau đó, thường được gọi là “toàn thân bất hoại” hay “toàn thân xá lợi”. Từ góc độ khoa học, các chuyên gia định danh đây là hình thức “tượng táng” độc đáo. Hai pho tượng nhục thân của hai vị thiền sư được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2016. Bởi vậy, chùa Ðậu là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn với Phật tử trong nước và thế giới.

Bài và ảnh: Phạm Mạnh Cường

Báo Nhân dân – nhandan.vn – Đăng ngày 22/8/2024
Từ khóa: Chùa Dâu, du lịch tâm linh, Giá trị lịch sử, Ha-Noi, ngôi chùa đẹp

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039987

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC