Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 20/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Có chế tài vẫn khó “quản” tiền công đức

Có chế tài vẫn khó “quản” tiền công đức

Cập nhật: 03/06/2014

Bộ VHTT&DL và Bộ Nội vụ vừa ký kết Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Động thái này được đánh giá sẽ góp phần minh bạch hóa việc quản lý nguồn tiền công đức. Tuy nhiên, các điều khoản quy định của Thông tư vẫn nặng về tuyên truyền vận động hơn là những chấn chỉnh mang tính răn đe.

Tiền công đức bị lạm dụng. Thời gian gần đây, nhiều đình, chùa, đền, miếu được tôn tạo, xây mới khang trang, thậm chí hoành tráng, đồ sộ. Các hoạt động như lễ, hội cũng được mở rộng đầu tư, từ cấp quốc gia cho đến làng xã. Và đâu đó, người ta đã thấy những điều chướng tai gai mắt bởi cái gọi là "nghệ thuật moi tiền" công đức từ túi các con nhang, đệ tử.

"Lượng tiền công đức tuy lớn, nhưng không ai nắm được cụ thể, nên khó biết việc chia sẻ lợi ích được thực hiện như thế nào. Cũng từ đó mà xảy ra hiện tượng lợi dụng công đức để tư lợi, xuất hiện ở rất nhiều đền phủ tư nhân, hay các "công ty" tôn giáo tâm linh", ông Lương Hồng Quang - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cho biết. Chính vì vậy, Bộ VHTT&DL cùng Bộ Nội vụ đã tất bật lên kế hoạch xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo với mong muốn minh bạch hóa việc quản lý nguồn tiền công đức.

Khó quản lý Thông tư liên tịch gồm 9 điều, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động hoặc có liên quan đến hoạt động tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo trên lãnh thổ Việt Nam. Thông tư quy định các nguyên tắc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có nội dung: "Tiền, tài sản được dâng cúng, công đức, tài trợ cho các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch" (Khoản 4 Điều 3). Đặc biệt, Điều 7 quy định: "Người phụ trách (trụ trì), Ban Quản lý cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo (nếu có) phải có phương thức thu nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức hiệu quả, đúng mục đích, đảm bảo thống nhất, đoàn kết giữa những người trong cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo".

Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng khẳng định: "Với việc ký kết Thông tư liên tịch, chúng ta đã có một "cây gậy" pháp lý để tăng cường hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước, tăng cường việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo...". Thế nhưng, "cây gậy" ấy sẽ được sử dụng thế nào thì chưa ai dám khẳng định, bởi chìa khóa để giải quyết vấn đề tiền công đức nằm ở chỗ ai là người kiểm tra, kiểm soát sổ sách, cách thu và chi tiền công đức lại chưa cụ thể.

Trong một hội thảo về nếp sống văn minh tín ngưỡng, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Huỳnh Vĩnh Ái cũng đã từng khẳng định: "Nhà nước không quản lý trực tiếp, hay bắt buộc mà chỉ định hướng, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh, minh bạch tiền công đức và sử dụng tiền công đức". Thế mới thấy, khó mà bàn đến việc có nên đặt khái niệm "quản lý" đối với các cơ sở tín ngưỡng đã được Nhà nước công nhận hay không; Có nên thành lập ban quản lý hay không và nếu có, ban quản lý đó sẽ hoạt động như thế nào trong Thông tư lần này.

Có lẽ việc trong sạch hóa và minh bạch nguồn tiền công đức tại các cơ sở tín ngưỡng vẫn phải chờ thêm những "cây gậy" pháp lý cụ thể hơn của ngành văn hóa.

Linh Anh

KTĐT
Từ khóa:

Tin liên quan

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

(TITC) – Một năm sau khi chính thức được công nhận vào Danh lục Xanh của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên đang ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trong công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

(TITC) – Hướng tới hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), đồng thời góp phần vào nỗ lực phục hồi và bảo vệ hệ sinh thái rừng, ngày 16/5 vừa qua, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò (xã Đồng Tân, huyện Mai

Xu hướng du lịch với không gian xanh

Thách thức với “du lịch xanh”

Tái chế đến tái sinh

Xem tiếp

Tin nổi bật

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038287

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC