Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 16/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Cơ hội phát triển nghề gốm cổ truyền thống ở Ninh Bình

Cơ hội phát triển nghề gốm cổ truyền thống ở Ninh Bình

Cập nhật: 21/04/2023

Ngày 20/4, tỉnh Ninh Bình phối hợp Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức hội thảo khoa học “Nghề gốm cổ Ninh Bình - Truyền thống và hiện đại”, thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nghiên cứu, chuyên gia, nhà quản lý đến từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước.

Quang cảnh hội thảo.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình Nguyễn Mạnh Cường cho biết: “Hội thảo là hoạt động mở ra hướng nghiên cứu về sự hình thành, phát triển của nghề gốm cổ Ninh Bình (bao gồm: đồ gốm, đồ sành, đồ sứ, vật liệu kiến trúc) và đưa ra luận cứ khoa học để xác định Ninh Bình là một trung tâm gốm cổ trong lịch sử, tiền đề để đề xuất các giải pháp, định hướng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích khảo cổ Mán Bạc và nghề gốm Bồ Bát nói riêng, nghề gốm ở Ninh Bình nói chung”.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung tham luận vào 2 nội dung chính là Di sản nghề gốm Ninh Bình qua các thời kỳ lịch sử và nghề gốm Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị.

Qua đó, cung cấp nhiều luận chứng khoa học về di tích, di vật liên quan đến di sản nghề gốm Ninh Bình qua các thời kỳ lịch sử; khái quát quá trình thực tiễn nhiều cam go, những thành quả nhất định của việc khôi phục các làng gốm cổ trong và ngoài nước; đề xuất phương hướng bảo tồn, gợi ý về mô hình phù hợp, nhằm khôi phục và phát huy nghề gốm Ninh Bình trong bối cảnh phát triển kinh tế văn hóa hiện nay.

Sản phẩm gốm Bồ Bát, Ninh Bình ngày càng phát triển.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Quân, Trưởng Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ninh Bình là một vùng đất cổ. Theo các nghiên cứu khảo cổ học, đồ gốm Ninh Bình được đánh giá là đồ gốm sớm nhất ở Việt Nam, có niên đại cách đây khoảng 8.000-9.000 năm.

Gốm Ninh Bình cũng là một trong những đồ gốm có niên đại thuộc loại sớm nhất trong khu vực và trên thế giới. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, Ninh Bình luôn đóng vai trò như một trung tâm gốm Việt Nam.

Yến Trinh

Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn – Ngày 19/04/2023
Từ khóa: di tích khảo cổ Mán Bạc, nghề gốm cổ, Ninh Bình

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036678

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC