Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Vẻ đẹp Việt
  • /
  • Có một trải nghiệm “gây nghiện” ở Tà Xùa cho các tín đồ yêu thích khám phá: Không phải săn mây

Có một trải nghiệm “gây nghiện” ở Tà Xùa cho các tín đồ yêu thích khám phá: Không phải săn mây

Cập nhật: 21/11/2023

Không phải săn mây, những du khách yêu thích sự khám phá đến Tà Xùa là để chinh phục cung đường trekking xuyên rừng, mang tên đỉnh Sa Mu (U Bò).

Nhắc tới Tà Xùa, phần đông du khách sẽ nhớ ngay tới đây là một địa điểm “săn mây” lý tưởng, hay nhớ tới sống lưng khủng long hoang sơ, kỳ vĩ. Tuy nhiên không chỉ có vậy, thiên nhiên ban tặng mảnh đất này cả những cánh rừng nguyên sinh, từ đó tạo nên cung đường trekking được nhận xét là “gây nghiện” với nhiều tín đồ yêu thích sự khám phá, mạo hiểm. Nổi bật đó là Sa Mu, hay còn được gọi là đỉnh U Bò - đỉnh núi vừa được cắm chóp vào tháng 12/2022, nằm trong rừng đặc dụng Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.

Theo cổng thông tin điện tử Bắc Yên, đỉnh Sa Mu có độ cao khoảng 2.890m so với mực nước biển. Khoảng một năm trở lại đây, Sa Mu trở thành một địa điểm leo núi “đáng thử" cho những ai yêu khám phá nhờ vào vẻ đẹp ma mị, huyền bí của hàng nghìn loài kì hoa dị thảo trong rừng già.

Cung đường trekking dẫn lên đỉnh Sa Mu (Ảnh TuyenDV)

Có gì ở cung đường trekking xuyên rừng Tà Xùa?

Theo chia sẻ của hướng dẫn viên địa phương, đỉnh Sa Mu mới được nhiều du khách biết đến khoảng một năm trở lại đây. Trên các diễn đàn du lịch cũng chưa có nhiều chia sẻ thông tin cũng như kinh nghiệm chinh phục đỉnh núi này.

Tổng quãng đường chinh phục từ chân núi tới đỉnh Sa Mu dài khoảng 13km. Hiện tại, ở đây có hai cung trekking xuyên rừng khác nhau, một đường đi qua xã Xím Vàng, đường còn lại xuất phát cách sống lưng khủng long Háng Đồng 2km. Hai cung đường này có độ dài tương tự, chỉ khác nhau về hướng xuất phát, cảnh quan và thảm thực vật hai bên đường. Hiện nay đã có các đơn vị cung cấp tour trekking ở cả hai cung đường, vậy nên du khách có thể dễ dàng chọn lựa cung trek phù hợp với sở thích cá nhân.

Cung đường trekking đỉnh Sa Mu sẽ đi xuyên qua một khu rừng nguyên sinh mang nét đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới, với đa dạng thực vật như rêu, đỗ quyên, lá phong, những cây cổ thụ rêu phủ quanh năm, rừng trúc xanh bốn mùa và nhiều suối, thác. Thảm thực vật trong rừng thay đổi theo độ cao và hướng sườn núi với rất nhiều mảng màu xanh, vàng, xám tuỳ thuộc vào độ chiếu sáng của ánh nắng mặt trời.

Mùa đào chuông trên đỉnh núi Sa Mu (Ảnh: TuyenDV)

Qua cửa rừng, chỉ sâu vào trong khoảng vài chục mét, tán cây rừng sẽ bắt đầu khép kín, con đường mòn dần nâng cao độ dốc, thậm chí có những đoạn gót chân người đi trước chạm mặt người đi sau. Càng lên cao, Sa Mu càng toát lên vẻ quyến rũ với thảm thực vật phong phú, huyền ảo. Ở độ cao 2.000m so với mực nước biển là màu xanh mướt của cỏ dại, dâu đất, mã đề,.. với thảm rêu trải dài lối đi, đất đá và thân cây cổ thụ. Có những gốc cây to vài ba người ôm không xuể, xen lẫn với những gốc chè hàng trăm năm tuổi.

Khi đến độ cao 2.700m, giữa đỉnh núi cao, hiểm trở, xanh thẳm xuất hiện nét chấm phá là sắc đỏ hoa đỗ quyên hồng rực trong nắng. Nơi đây tập trung những gốc đỗ quyên xù xì ước tính hàng trăm năm tuổi cùng lác đác vài ngọn sa mu già cỗi đầy rêu phong vươn lên cao đầy "kiêu hãnh”.

Thảm thực vật trù phú trên cung đường xuyên rừng Tà Xùa, trong đó có cả hoa đỗ quyên (Ảnh: TuyênDV)

Mây mù bao phủ khu rừng nguyên sinh Tà Xùa (Ảnh: TuyênDV)

Biển mây trên đỉnh Sa Mu mới là thứ đáng giá nhất của chuyến đi. Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống, mây cuồn cuộn giăng tứ bề như thác đổ. Cảnh tượng bồng bềnh như vùng tiên cảnh ở Sa Mu sẵn sàng làm lu mờ tất cả những đỉnh mây đẹp du khách đã từng đặt chân qua. Du khách có thể kết hợp trekking và săn mây trên đỉnh Sa Mu, Từ tháng 12 đến tháng 2 là thời điểm săn mây dễ nhất.

Những điều cần chú ý khi leo đỉnh Sa Mu

Đỉnh Sa Mu có độ khó được đánh giá 6/10 với nhiều dốc không gắt, nhưng dài. Du khách nên bắt đầu leo từ sáng sớm, nghỉ lại qua đêm ở lán rồi sáng ngày mai tiếp tục hành trình. Quãng đường từ lán lên đến đỉnh dài khoảng 1km, địa hình dốc nên mất khoảng một tiếng để cán đích. Nếu xuất phát vào khoảng 4-5h sáng, khi lên đỉnh du khách có thể dễ dàng ngắm được biển mây và đón bình minh.

Vào mùa đông, thời tiết trên núi cao khá khắc nghiệt, nhiệt độ ban đêm có thể xuống đến -2 độ C. Vì vậy, du khách cần chuẩn bị trang phục đủ ấm và các đồ dùng cá nhân cần thiết như giày chuyên dụng, thuốc, đồ ăn, nước uống. Tuy nhiên, không nên mang quá nhiều đồ đạc cồng kềnh, gây khó khăn cho việc di chuyển.

Biển mây hùng vĩ trên đỉnh Sa Mu (Ảnh: TuyênDV)

Bình minh trên đỉnh núi U Bò (Ảnh: TuyênDV)

Hiện tại đỉnh Sa Mu đã có lán trại cho khách du lịch nghỉ qua đêm. Lán đủ cho khoảng 15-20 người, nằm bên dốc sườn núi phía khuất gió, cách đỉnh khoảng 1h leo, dựng hoàn toàn bằng cây ngã đổ trong rừng. Du khách cần liên hệ Porter (người dẫn đường) bản địa để đặt trước chỗ ngủ nếu có ý định qua đêm tại lán.

Dự án lập lán nghỉ tại đỉnh Sa Mu là một phần trong chương trình gây quỹ từ thiện "Hơi ấm vùng cao" của nhóm hướng dẫn viên địa phương. Toàn bộ lợi nhuận từ dự án này sẽ được đóng góp vào quỹ nhằm giúp đỡ những trẻ em vùng cao có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mỗi chuyến ghé thăm của khách du lịch sẽ góp phần giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, giúp các em yên tâm cắp sách đến trường.

Lán nghỉ trên đường chinh phục đỉnh Sa Mu (Ảnh TuyênDV)

Lán trại do nhóm hướng dẫn viên địa phương - anh Tuyên (Facebook TuyeenDV) dựng lên. Toàn bộ tiền thuê lán leo cung Sa Mu sẽ được chuyển toàn bộ vào quỹ từ thiện "Hơi ấm vùng cao" nhằm giúp đỡ các trẻ em dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tường Vân

Báo Tổ quốc – toquoc.vn – Ngày đăng 20/11/2023
Từ khóa: Đỉnh Sa Mu, Săn mây, sống lưng khủng long, trekking xuyên rừng, Tà Xùa

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036104

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC