Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 26/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Vẻ đẹp Việt
  • /
  • Cồn Chim – điểm du lịch “xanh” của Trà Vinh

Cồn Chim – điểm du lịch “xanh” của Trà Vinh

Cập nhật: 15/08/2024

Giữa dòng sông Cổ Chiên, đoạn chảy qua xã Hòa Minh (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) từ lâu đã hình thành một cồn đất xanh tốt. Nhìn từ trên cao, cồn đất giống hình dáng một chú chim, vì thế được gọi là Cồn Chim.

Nhờ phát triển mô hình du lịch “thuận thiên” - tôn trọng tự nhiên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, từ một cồn đất hoang, ngày nay Cồn Chim đã đánh dấu tên mình trên bản đồ du lịch như là một trong những điểm du lịch “xanh” tiêu biểu của Trà Vinh và cả nước.

Du khách trải nghiệm xay bột làm bánh lá mơ nhà cô Ba Sữa. Ảnh: internet

Độc đáo mô hình du lịch “thuận thiên”

Vào khoảng những năm 1940 - 1950, có 3 người đàn ông tên là Nguyễn Văn Sung, Nguyễn Văn Đống, Nguyễn Văn Nha đã đến Cồn Chim khai khẩn vùng đất hoang, nơi chỉ có các loài chim sinh sống. Ngày nay, Cồn Chim đã trở thành một ấp dân cư trù phú với 54 hộ dân và 220 nhân khẩu.

Cồn Chim được bao bọc bởi rừng bần và dừa nước, có tổng diện tích 62ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 34ha. Hào hứng giải thích với du khách về mô hình du lịch “thuận thiên”, bà Nguyễn Thị Bích Vân, tổ trưởng Tổ hợp tác du lịch cộng đồng Cồn Chim chia sẻ: “Do tính chất đặc thù, nơi đây có 6 tháng hạn mặn (từ tháng 1 đến tháng 6) và mùa nước ngọt (từ tháng 7 đến tháng 12 hằng năm).

Mô hình “con tôm ôm cây lúa” là hình thức canh tác "thuận thiên", kết hợp nuôi tôm với trồng lúa để sử dụng chính chất thải của tôm làm dưỡng chất cho lúa. Nhờ phương pháp canh tác nương theo tự nhiên này nên nguồn thực phẩm trên cồn đều tươi, sạch. Ngoài ra, du lịch "thuận thiên" còn được hiểu là “mùa nào, thức nấy”, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn dân dã theo mùa. Việc lưu trú tại Cồn Chim cũng khuyến khích du khách tận hưởng không khí thiên nhiên, hạn chế sử dụng điều hòa”.

Tận dụng những thứ có sẵn trong vườn, ruộng nhà mình, người dân Cồn Chim thết đãi du khách bằng các đặc sản do chính mình làm ra như chè sương sâm nước cốt dừa, mứt đu đủ của Bếp xưa Nam Bộ; chè dừa nước nhà cô Năm Liên; hay bánh lá rau mơ đã gắn bó với người dân Cồn Chim từ những ngày đầu khẩn hoang tại nhà cô Ba Sữa.

Sau khi đạp xe khám phá khắp Cồn Chim với con đường rợp bóng dừa cùng các loài hoa đầy màu sắc, du khách có dịp trở về tuổi thơ khi tham gia các trò chơi nhảy dây, ném lon, đua cua... Cuối hành trình, du khách sẽ được thưởng thức mâm cơm “thuận thiên” tại nhà chú Năm Lương với nhiều món ăn độc đáo như gỏi bông bần, cá lóc hấp bầu, canh cá ngát nấu trái bần... được chế biến từ nguồn nguyên liệu được trồng tự nhiên trên cồn.

Chia sẻ cảm xúc sau những trải nghiệm, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Du lịch Vui, bà Nguyễn Thị Vui cho biết: “Đây là lần thứ hai tôi được đến với Cồn Chim. Tôi rất ấn tượng với cách làm du lịch có trách nhiệm của người dân nơi đây. Lần này, tôi lại có dịp khám phá thêm một số trải nghiệm hấp dẫn để đưa vào sản phẩm của công ty, hứa hẹn đưa nhiều khách đến với Cồn Chim trong thời gian tới”.

Đồng hành để phát triển bền vững

Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9-2019, Điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim ban đầu chỉ có 11 thành viên tham gia Tổ hợp tác phát triển du lịch. Trải qua 5 năm, trong đó có 2 năm ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, du lịch Cồn Chim hiện phát triển mạnh mẽ với 19 thành viên. Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh Lâm Hữu Phúc, du lịch Cồn Chim đã “bật tăng” sau năm 2022, thể hiện qua lượng khách. Nếu như thời gian đầu nơi đây chỉ đón trung bình 1.000 lượt khách/tháng, thì nay đã tăng lên 2.000 khách/tháng.

Năm 2023, Điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim đón tiếp 22.450 lượt khách trong và ngoài nước, tổng doanh thu đạt 6,75 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận đạt 1,25 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2024, Cồn Chim đón hơn 12 nghìn lượt khách trong và ngoài nước. Hoạt động du lịch đã góp phần giải quyết việc làm ổn định cho 58 lao động, giúp người dân gia tăng thu nhập bên cạnh sinh kế chính là làm nông nghiệp, từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Đánh giá cao sự phát triển bài bản của Điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim, ông Lâm Hữu Phúc chia sẻ: “Ban đầu Cồn Chim không có tên trên bản đồ du lịch tỉnh. Khi Nghị quyết 08-NQ/TƯ ngày 16-1-2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn được ban hành, Trà Vinh đã xác định mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái miệt vườn sẽ là những sản phẩm đặc thù của tỉnh. Những sản phẩm này được định hướng phải tạo sự khác biệt, không bị trùng lặp với các sản phẩm của các địa phương khác”.

Năm 2022, Điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long công nhận là điểm du lịch tiêu biểu; được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao... Nhờ sự đồng hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, hiện nay Cồn Chim đã đánh dấu tên mình trên bản đồ du lịch Việt Nam bằng ấn tượng về một điểm đến du lịch sinh thái “xanh”, có trách nhiệm và phát triển bền vững.

Bài và ảnh: Linh Tâm

Báo Hà Nội mới – hanoimoi.vn – Đăng ngày 12/8/2024
Từ khóa: Con-Chim, sông Cổ Chiên, Tra-Vinh

Tin liên quan

TP Cẩm Phả: Đảm bảo môi trường du lịch thân thiện an toàn văn minh

Không chỉ tăng sức hấp dẫn, trải nghiệm đối với du khách khi đến với các điểm du lịch, TP Cẩm Phả còn tăng cường công tác quản lý hoạt động dịch vụ du lịch đảm bảo môi trường du lịch văn minh thân thiện an toàn.

Điểm du lịch giảm nhựa trên đầm phá Tam Giang – Huế

Chiều 23/5, Dự án Huế – Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA) phối hợp với Sở Du lịch và UBND xã Quảng Lợi (Quảng Điền) tổ chức ra mắt điểm du lịch giảm nhựa Ngư Mỹ Thạnh – Cồn Tộc. Ra mắt điểm du

Hà Tĩnh: Xây dựng đô thị xanh, nói không với rác thải nhựa

Tái cấu trúc du lịch, giữ hồn bản sắc

Trải nghiệm bảo tồn rùa tại Côn Đảo nhân Ngày Rùa thế giới (23/5)

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79040055

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC