Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • ‘Cuộc chiến’ du lịch và cát đen ở Bình Thuận

‘Cuộc chiến’ du lịch và cát đen ở Bình Thuận

Cập nhật: 21/09/2009

Cấp phép cho các dự án du lịch xong, tỉnh Bình Thuận mới "phát hiện" ra nguồn tài nguyên cát đen quý giá dưới các khu đất dự án. Thế là tỉnh lại cấp "chồng" dự án cát đen lên dự án du lịch, khiến các DN đã đầu tư du lịch "khóc ròng" vì có cát đen thì... không có du lịch.

Vùng cát ven biển Bình Thuận ngỡ ngàng thức giấc với hàng trăm dự án du lịch sau sự kiện nhật thực toàn phần ngày 24/10/1995. Từ du lịch, vùng đất này lại phát hiện ra cát đen với trữ lượng được đánh giá là lớn nhất nước. “Cuộc chiến” giữa cát đen và du lịch bắt đầu từ đó và đang làm ngổn ngang mảnh đất giàu tiềm năng.

Ngã ba đường

Dọc 120 km bờ biển tỉnh Bình Thuận, ở đâu cũng được đánh giá là có trữ lượng cát đen đậm đặc. Đây là những mỏ lộ thiên, dễ khai thác. Chính vì vậy, sau năm 2000, cùng với việc ồ ạt cấp phép cho các dự án du lịch, vùng ven biển này cũng được các nhà đầu tư nhắm đến và cái đích cuối cùng là cát đen.

Sau khi cấp phép cho các dự án du lịch, cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận mới biết đến trữ lượng cát đen (dân gian gọi là “vàng đen”, titan) đậm đặc đang nằm ngay dưới các dự án này. Phương án tận thu cát đen được tính đến. Theo lý giải của tỉnh, nếu các công trình du lịch đi vào hoạt động, số cát đen sẽ phải nằm im trong lòng đất, không thể khai thác được nữa. Chính vì vậy mà dự án du lịch đã được cấp phép, đang trong quá trình làm thủ tục đầu tư thì dự án cát đen tiếp tục được cấp, và cấp chồng lên dự án du lịch.

Dự án chồng dự án

Chỉ trong 5 năm, khoảng 50 dự án khai thác cát đen đã nằm chồng lên dự án du lịch như thế. Tiếp đó là quyết định của tỉnh, của chính phủ buộc dừng tất cả các dự án trên đất có cát đen để thực hiện phương án tận thu cát đen trước.

Trong hơn 410 dự án du lịch được sự chấp thuận của Bình Thuận, suốt từ biển Hàm Tân - huyện La Gi đến Hòa Thắng - huyện Bắc Bình, có hơn phân nửa phải nằm im chờ khai thác khoáng sản. Khu vực Hòa Thắng, Hồng Phong, huỵên Bắc Bình có đến 34 dự án du lịch, phần nhiều được cấp phép từ những năm 2000 - 2004, nhưng đến nay mới có hai dự án đầu tư dở dang.

Nguyên nhân là từ năm 2004 đến nay, 5 công ty khai thác cát đen đổ quân về vùng đất này đào đãi titan trên diện tích của 14 dự án du lịch. Thời gian khai thác không ấn định, chỉ biết là hết năm này, doanh nghiệp lại được gia hạn khai thác tiếp năm sau.

Trước năm 2007, các đơn vị này chỉ được khai thác ở độ sâu 11m, thì nay, được cấp phép khai thác tới độ sâu 30m. Việc khai thác cát đen liên tục từ năm 2004 và chưa biết hồi kết, khiến các dự án du lịch, từ nôn nóng giao mặt bằng để đầu tư, nay chuyển sang thờ ơ. Nhân cơ hội này, các dự án không vướng cát đen cũng im hơi lặng tiếng. Theo ông Mai Thành Lập, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Thắng, tình cảnh này không thể trách các dự án du lịch. Bởi không nhà đầu tư nào kiên nhẫn ngồi chờ hàng chục năm, khi khai thác cát đen xong mới làm du lịch. Hơn nữa, việc phục hồi sau khai thác, để tạo một môi trường sạch cho du lịch không thể một sớm một chiều.

Còn với các dự án không vướng cát đen, họ chây ì cũng có lý của họ. Bởi tâm lý “buôn có bạn, bán có phường”. Mà không ai làm du lịch sinh thái, khi bên cạnh là một đại công trường với tiếng máy móc, xe kéo rền rĩ suốt ngày đêm.

Cát đen không thể đứng chung với du lịch

Lơ là việc đầu tư vì không đủ kiên nhẫn chờ cát đen, nhưng dù sao các dự án du lịch ở Hòa Thắng - Hồng Phong vẫn còn may mắn hơn các chủ dự án du lịch khu vực Suối Nhum thuộc hai xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam) và Tiến Thành (TP Phan Thiết).

Mới đây, gần 10 dự án nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực này đã gửi đơn kêu cứu khắp nơi, khi bất ngờ một dự án khai thác cát đen, được cho là lớn nhất Việt Nam làm lễ động thổ, sát nách với những dự án du lịch mà họ đã bỏ vốn hàng trăm tỷ đồng. Đó là dự án khai thác cát đen của Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư Hợp Long, trên diện tích gần 200 ha, khai thác và chế biến 60.000 tấn tinh quặng mỗi năm.

Bà Trần Thị Mai Anh, thành viên dự án du lịch Tiến Phú, bức xúc: "Tỉnh đã chọn du lịch, sao lại còn đem titan về làm khổ chúng tôi? Hơn 20 tỷ Tiến Phú đổ vào xây dựng hai khối khách sạn, hơn 21 biệt thự và nhiều hạng mục khác, chỉ còn hoàn thiện để đón khách. Giờ công trình mọc ra sát nách, các đối tác tuyên bố rút vốn. Giữa lúc khó khăn này, tỉnh lại “dọa” sẽ thu hồi dự án, nếu chậm triển khai xây dựng. Tình cảnh này, nói thiệt, tôi chỉ muốn sang nhượng cho xong, mong thu hồi bớt vốn để trả nợ ngân hàng".

Tương tự là Công ty Biển Xanh. Đơn vị này liên doanh với đối tác nước ngoài đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp đạt chuẩn 5 sao mang tên Life resort trên diện tích 4,6 ha tại xã Tiến Thành. Bất ngờ khi thấy đại công trình khai thác cát đen, ông Chris Duffy, Tổng Giám đốc liên doanh Life resort, tuyên bố ngừng đầu tư. Bởi, khu nghỉ dưỡng này sẽ không đạt chuẩn quốc tế, khi bên cạnh là công trình khai thác khoáng sản.

Các dự án đang xây dựng dang dở, dự án đã hoạt động thì nơm nớp lo mất khách. Chủ resort Sao Mai đã đầu tư gần 40 tỷ đồng, mở cửa đón khách gần hai năm nay, giờ rầu rĩ vì công trình khai thác cát đen chỉ cách có một bờ ranh.

Còn đại diện khu du lịch Vĩnh Lộc, bức xúc: "Làm du lịch sinh thái, chúng tôi phải cải tạo đồi hoang, trồng thêm cây xanh để tạo cảnh quan, nuôi dưỡng thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Chúng tôi gửi đơn kiến nghị, Công ty Hợp Long cam kết, có sự chứng kiến của lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, là sẽ đảm bảo môi trường. Thế như, liên tiếp trong ba ngày 9 - 11/9, bờ biển Thuận Quý, Tiến Thành phải hứng chịu nước thải đen đặc, khách không thể tắm biển. Không thể tồn tại song song giữa du lịch và khai thác khoáng sản, vốn là hai lĩnh vực trái nhau".

Tỉnh Bình Thuận thừa nhận, cái dở là cấp phép du lịch trước khi nhìn ra tiềm năng cát đen, để bây giờ dự án chồng lấn dự án. Du lịch chậm trễ mà cát đen thì không thể không khai thác. Nhiều nhà đầu tư du lịch dở khóc dở mếu, khi phải làm du lịch với láng giềng là những nhà máy khai thác, chế biến khoáng sản.

Cát đen (titan) có thành phần chính gồm Rutin (TiO2), Zircon (ZnSiO4) và Iimenit (FeTiO3). Đây là nguồn nguyên liệu chính để chế biến bột titan và titan kim loại. Trong đó Iimenit dùng phổ biến trong sản xuất que hàn, đá mài. Zircon dùng để tạo độ cứng trong sản xuất sành, sứ, thủy tinh, linh kiện điện tử…Quý nhất là rutin, với tính chất siêu nhẹ, siêu bền, dẫn nhiệt thấp, được dùng để chế biến hợp kim trong các ngành kỹ thuật hiện đại, nhất là công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ. Còn chất dioxit titan là nguyên liệu không thể thiếu trong các ngành công nghiệp sơn dầu, giấy, nhựa tổng hợp, cao su, sứ, da, sợi nhân tạo…

Báo Đất Việt
Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

(TITC) – Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 2134/BVHTTDL-PC về việc tăng cường thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), triển khai Chiến lược quốc gia về PCTHTL và Nghị quyết số 173/2024/QH15 của

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037860

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC