Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Vẻ đẹp Việt
  • /
  • Cuốn sách mở ra là cả một thế giới

Cuốn sách mở ra là cả một thế giới

Cập nhật: 26/02/2021

Khám phá Việt Nam là cuốn sách ảnh vừa ra mắt độc giả của Nhà xuất bản Thanh Niên do Tổng cục Du lịch giữ bản quyền. Cuốn sách mở ra là cả một thế giới với những cảnh quan hùng vĩ, nét văn hoá độc đáo, ẩm thực phong phú, sức sống mãnh liệt của những con người hiền hoà, yêu lao động.

Đây giống như một lời mời gọi, thôi thúc du khách trong và ngoài nước bước vào hành trình khám phá, tận hưởng những vẻ đẹp tự nhiên và con người trên dải đất hình chữ S xinh đẹp.

Từ địa đầu Tổ quốc, trên rẻo cao Tây Bắc, du khách sẽ được khám phá những bức tranh thiên nhiên đẹp đến ngỡ ngàng. Và biết đâu, trong những chuyến đi tiếp theo của cuộc đời mình, du khách sẽ muốn chinh phục những dãy núi cao trùng điệp, những ngọn đồi uốn lượn, những đoạn đường đèo quanh cơ; nhìn ngắm những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín, những đồi chè xanh, những thác nước bọt tung trắng xoá….

“Du khách sẽ gặp ở đây một Việt Nam tươi đẹp, thanh bình, hiện đại pha lẫn cổ kính. Tất cả được ghi lại một cách chân thực, sinh động qua ống kính tài tình của các nghệ sĩ nhiếp ảnh, những người yêu cái đẹp, yêu đất nước”, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, chủ biên cuốn sách nói.

Cuốn sách dày 165 trang, khổ 25 x 21cm, chia thành 12 phần nội dung chính, mỗi phần giới thiệu một điểm đến nổi tiếng của Việt Nam. Đây cũng là những điểm đến đã định hình trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới: Hà Nội, TP.HCM, Huế, Sa Pa, Đồng Văn, Hạ Long, Ninh Bình, Hội An, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc và vùng phụ cận của các điểm đến này.

Trong đó, những bức ảnh cũng làm nổi bật các sản phẩm du lịch chủ đạo của Việt Nam. Du lịch đô thị sẽ đưa du khách tới các điểm đến Hà Nội. TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu…; trải nghiệm cuộc sống náo nhiệt, những khu vui chơi giải trí, những khu nghỉ dưỡng đẳng cấp nhưng vẫn tìm được những góc nhỏ bình yên.

Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, khách du lịch có thể đến thăm miền Tây mùa nước nổi, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hệ thống rừng ngập mặn, những tràm chim rộng lớn, những cánh đồng thẳng cánh cò bay; hay ngồi thuyền lá len lỏi qua các kênh rạch, lên các miệt vườn cảm nhận cuộc sống miền sông nước. Đây là khu vực có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Màu sắc văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số ở những tỉnh vùng cao phía Bắc; sự phong phú, vẻ đẹp của các di sản, di tích ở khắp đất nước Việt Nam cũng gợi lên sự hấp dẫn của điểm đến, thu hút bước chân khách du lịch trong và ngoài nước. Đây cũng chính là sự khác biệt của điểm đến, góp phần tạo nên thương hiệu Điểm đến văn hoá hàng đầu châu Á, Điểm đến di sản hàng đầu thế giới của Việt Nam năm 2020 do Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới bình chọn.

Vẻ đẹp của các vùng biển, đảo của Việt Nam cũng hiện lên vô cùng lộng lẫy, ấn tượng qua những bức ảnh trong “Khám phá Việt Nam”. Biển, đảo của nước ta luôn ẩn chứa vẻ đẹp dịu dàng, thanh khiết và cả rực rỡ. Nó khắc vào tim ta hình ảnh những lá cờ đỏ đã phai màu, những ngọn hải đăng kiêu hãnh giữa biển khơi, nhắc nhớ ta về sự toàn vẹn lãnh thổ, về chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Nó thôi thúc những trái tim ưa vẻ đẹp tự nhiên tìm tới. Ở đó, những hàng dương xanh ru mình bên bờ cát trắng, nắng ấm ngập tràn, bãi biển nước trong xanh, đẹp như những viên ngọc giữa đại dương. Du khách sẽ không thể bỏ lỡ bước chân mình trong các chuyến đi tới Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Hạ Long, Phú Quốc, Phú Quý, Côn Đảo, Lý Sơn…

Thuý Hà

Báo Văn hoá
Từ khóa: Khám phá Việt Nam, sách ảnh

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036095

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC