Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Đà Nẵng: Đón đầu thị trường khách Ấn Độ và Trung Đông

Đà Nẵng: Đón đầu thị trường khách Ấn Độ và Trung Đông

Cập nhật: 28/09/2022

Với mong muốn đa dạng hóa các thị trường khách quốc tế, ngành du lịch thành phố đang nỗ lực kết nối, khai thác nguồn khách từ Ấn Độ và Trung Đông. Đây được xem là thị trường tiềm năng mới cho du lịch Đà Nẵng; đồng thời là giải pháp để góp phần khôi phục, phát triển du lịch trong bối cảnh khách quốc tế đến Đà Nẵng vẫn còn ít.

Đoàn khách Ấn Độ tham quan tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Ảnh: Thu Hà

Nhiều chương trình ưu đãi

Theo thông tin từ Sở Du lịch, số lượng khách Ấn Độ đến Đà Nẵng các năm qua vẫn chưa nhiều. Cụ thể, năm 2018 có khoảng 8.256 lượt; năm 2019: khoảng 13.017, năm 2020: khoảng 9.002 lượt; 6 tháng đầu năm 2022: khoảng 4.769 lượt. Con số trên cho thấy, Ấn Độ vẫn là thị trường tiềm năng nhưng phía bạn vẫn chưa có nhiều thông tin về du lịch Đà Nẵng, chưa có đường bay trực tiếp nên không lựa chọn Đà Nẵng là điểm đến.

Theo đánh giá của các đơn vị lữ hành, những năm gần đây, du khách Ấn Độ biết đến Đà Nẵng như là “thiên đường” cho các chuyến du lịch cao cấp. Tuy nhiên, hiện Đà Nẵng có một số khó khăn, hạn chế trong việc thu hút khách Ấn Độ như: các nhà hàng dành riêng cho đối tượng khách này chưa nhiều; chưa có sự liên kết giữa các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn, các điểm tham quan... để thu hút nguồn khách. Bên cạnh đó, du khách Ấn Độ muốn đến Đà Nẵng phải nối chuyến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, hoặc quá cảnh tại Bangkok (Thái Lan), Singapore, Malaysia…

Do đó, Giám đốc Sở Du lịch Trương Thị Hồng Hạnh kỳ vọng trong tháng 10-2022, hãng hàng không Vietjet mở đường bay Mumbai - Đà Nẵng với tần suất 3 chuyến/tuần; New Delhi - Đà Nẵng với tần suất 4 chuyến/tuần và các đường bay từ Bengaluru, Hyderabad và Ahmedabad đến Đà Nẵng lần lượt các ngày 28-11; 29-11 và 1-12 với tần suất 4 chuyến/tuần/chặng bay sẽ mở ra cơ hội thu hút khách du lịch Ấn Độ đến Đà Nẵng.

Chuẩn bị đón nguồn khách mới

Để chuẩn bị cho thị trường khách mới này, Furama Resort Đà Nẵng có nguồn nhân lực, đầu bếp chuyên phục vụ các món ăn Ấn Độ. Ông Gentzsch André Pierre, Giám đốc Vận hành của Quần thể du lịch Furama - Airyana Đà Nẵng cho rằng, tới đây khi có đường bay, khách Ấn Độ đến Đà Nẵng sẽ tăng cao, khu nghỉ dưỡng có đầu bếp là chuyên gia ẩm thực Ấn Độ, các du khách quốc tế, người dân địa phương sẽ có cơ hội trải nghiệm hương vị ẩm thực chính thống Ấn Độ ngay tại Đà Nẵng.

Đồng quan điểm, Giám đốc Công ty Lữ hành quốc tế Hải Vân Cát Nguyễn Minh Xoang bày tỏ, các doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn nhân lực, sẵn sàng đón khách từ thị trường khách này. Khó khăn nhất hiện nay là tại Đà Nẵng chưa có các nhà hàng dành cho khách Ấn Độ, Trung Đông có sức chứa lớn với số lượng lên tới vài trăm khách. Để đón khách, các doanh nghiệp dịch vụ có thể mở rộng nhà hàng, tuyển dụng thêm các đầu bếp, nghiên cứu bổ sung các món ăn phù hợp với thị trường khách này…

Bà Đỗ Thị Quỳnh Như, Phó Trưởng phòng kinh doanh, Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Nhà ga quốc tế Đà Nẵng (AHT) chia sẻ, công ty sẽ thiết kế phòng cầu nguyện để phục vụ khách Ấn Độ cũng như khuyến khích cơ sở ăn uống trong sân bay có thực đơn phù hợp với nguồn khách này. Đối với chuyến bay của hãng Vietjet Air kết nối địa các phương như Mumbai, New Delhi, Bengaluru, Hyderabad và Ahmedabad đến Đà Nẵng, công ty sẽ hỗ trợ tuyên truyền chào đón đường bay, quảng cáo miễn phí tại các màn hình của sân bay Đà Nẵng hay trang trí cảnh quan để khách cảm thấy thoải mái hơn.

Theo ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, Đà Nẵng là địa phương có sự tương đồng về văn hóa đối với người dân Ấn Độ; có những địa danh về văn hóa Chămpa như Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Thánh địa Mỹ Sơn... Vì vậy, cần chuẩn bị kỹ để đón nguồn khách mà dự kiến sẽ tăng gấp vài lần so với năm 2019 (trước dịch) và nhanh chóng có hệ sinh thái phục vụ dòng khách Ấn Độ và Trung Đông như cơ sở lưu trú chuyên đón khách Ấn Độ, đầu bếp Ấn Độ, nguyên liệu ẩm thực...; các doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ cũng cần nhanh chóng có sản phẩm để phục vụ nguồn khách này. Ngoài ra, Sở Du lịch chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan có buổi làm việc với cơ quan công an cửa khẩu quản lý xuất nhập cảnh để có chương trình, đề xuất visa dành cho khách Ấn Độ vào Đà Nẵng; nỗ lực mở và giữ đường bay trực tiếp đến Ấn Độ, Trung Đông thông qua việc đưa du khách đi và đến…

Thu Hà

Báo Đà Nẵng – baodanang.vn – Đăng ngày 27/09/2022
Từ khóa: Da-Nang, thị trường khách Ấn Độ, Trung Đông

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033536

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC