Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Đà Nẵng thiếu hạ tầng phát triển du lịch trên sông Cu Đê

Đà Nẵng thiếu hạ tầng phát triển du lịch trên sông Cu Đê

Cập nhật: 18/09/2024

Theo Sở Du lịch TP Đà Nẵng, việc đầu tư để hình thành các tuyến du lịch đường thủy nội địa trên sông Cu Đê vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ.

Giải đua thuyền truyền thống quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng trên sông Cu Đê. Ảnh: Văn Trực

Theo Đề án phát triển du lịch đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được xác định phát triển du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn quận Liên Chiểu trong giai đoạn 2024-2030.

Cụ thể với tuyến du lịch sông Cu Đê - sông Trường Định được định hướng phát triển thuộc không gian du lịch sinh thái phía Tây của thành phố Đà Nẵng với khu vực Làng Vân, khu vực Khe Răm và khu vực hồ chứa nước kết hợp dịch vụ du lịch (khu vực Nam Sông Bắc), kết nối theo sông Cu Đê và các điểm du lịch dọc sông và hòn Sơn Trà Con (hòn Chảo).

Tập trung phát triển du lịch đường thủy nội địa, định hướng mạng lưới vùng hoạt động thể thao, giải trí dưới nước tại các sông, hồ chứa nước.

Ngoài ra, Đà Nẵng cũng đã quy hoạch 5 vị trí bến trên tuyến sông Cu Đê - sông Trường Định.

Về phát triển tuyến du lịch đường thủy sẽ khai thác các tuyến du lịch sông Cu Đê đi vịnh Đà Nẵng - hòn Chảo - khu vực Bán đảo Sơn Trà và phát triển khai thác tuyến du lịch đường thủy trên sông Cu Đê kết nối huyện Hòa Vang, gắn với điểm đến sinh thái, nông nghiệp, nông thôn.

Theo Sở Du lịch, để đầu tư bến thủy nội địa trên tuyến du lịch sông Cu Đê - sông Trường Định cần phải hoàn chỉnh đầu tư bến khu vực phía Bắc cầu Nam Ô có quy mô lớn, phục vụ đa dạng tàu thuyền khai thác đi ra vịnh Đà Nẵng và tiếp tục tham quan hòn Chảo và khu vực Bán đảo Sơn Trà tại các khu vực được cho phép.

Hoàn chỉnh đầu tư bến khu vực Hầm Vàng trên tuyến sông Cu Đê cách cầu Nam Ô khoảng 1 km (cuối đường Ngô Xuân Thu), bến khu vực Khe Răm.

Ngoài ra, đầu tư một số cầu tàu tại các điểm du lịch dọc sông Cu Đê, trong đó, bao gồm 2 điểm xây dựng bến mềm tại Miếu Bà, đình Làng Thủy Tú thuộc khu vực bến Hầm Vàng.

Dù vậy, hiện tại việc đầu tư để hình thành các tuyến du lịch đường thủy nội địa vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ như thiếu phương tiện tàu thuyền, thiếu cơ sở hạ tầng bến bãi, thiếu các dịch vụ kết nối dọc tuyến sông...

Do đó, UBND TP đang tập trung thu hút đầu tư, tập trung đẩy mạnh hoạt động du lịch. Hiện thành phố triển khai Kế hoạch khai thác du lịch đường thủy nội địa giai đoạn 2024 - 2025.

Giai đoạn tiếp theo, UBND thành phố tiếp tục rà soát, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để có thể sớm đưa các tuyến du lịch đường thủy nội địa của địa phương vào khai thác, phục vụ du khách, trở thành sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, góp phần phát triển của du lịch đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng.

Nguyên Linh

Báo Lao động – laodong.vn – Đăng ngày 17/09/2024
Từ khóa: Da-Nang, du lịch đường thủy, sông Cu Đê

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033256

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC