Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 16/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Đắk Lắk: “Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá cồng chiêng”

Đắk Lắk: “Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá cồng chiêng”

Cập nhật: 14/02/2012

Để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, đưa văn hoá phi vật thể của đồng bào dân tộc trở lại phục vụ cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk cũng đã sớm có đề án “Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá cồng chiêng”, hạn chế tình trạng “chảy máu” cồng chiêng, đồng thời, đầu tư trên 6 tỷ đồng mua cấp miễn phí 150 bộ cồng chiêng cho 150 nhà văn hoá cộng đồng ở các thôn, buôn thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Qua kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể ở 587 buôn, thôn của 15 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, hiện nay, đồng bào Êđê, M’nông, J’rai còn lưu giữ trên 2.307 dàn cồng chiêng (bằng đồng), 2.633 chiếc trống H’gơr và các nhạc cụ bằng tre, nứa, đá khác với 139 danh mục bài chiêng. Tỉnh có gần 5.520 nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng, chỉnh chiêng và 635 nghệ nhân truyền dạy đánh chiêng.

Tỉnh Đắk Lắk cũng đã tiến hành điều tra, nghiên cứu lập được 189 danh mục sử thi, 181 danh mục truyện cổ, 155 danh mục nghi lễ, lễ hội của đồng bào Êđê, M’nông, J’rai. Rất nhiều trong số sử thi, truyện cổ, luật tục của đồng bào dân tộc thiểu bản địa đã được biên soạn, xuất bản phát hành rộng rãi, bổ sung vào kho tàng văn học dân gian phong phú của cả nước, tiêu biểu như sử thi Đam San, Truyện thần N’Tôn bị đánh, Quả bầu vàng, sự tích cây Kơ Nia...Tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa nhằm gắn chặt không gian văn hoá truyền thống với cuộc sống hiện đại. Nhiều nghi lễ dân gian được phục hồi như lễ cúng bến nước, lễ kết nghĩa anh em, lễ ăn trâu, lễ bỏ mả, lễ mừng cơm mới...Đặc biệt, lễ hội voi Đắk Lắk kết hợp với diễn tấu cồng chiêng luôn thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc tham gia... Hàng năm, tỉnh đều tổ chức các lễ hội, các lớp truyền dạy đánh chiêng cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa, xây dựng 700 đội cồng chiêng ở các thôn, buôn, trong đó có 200 đội cồng chiêng trẻ.

Hiện nay, ngoài việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, cùng cộng đồng phát huy ý thức tự giác trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tỉnh còn có kế hoạch lựa chọn những di sản văn hoá tiêu biểu đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia./.

TTXVN
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036811

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC