Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 12/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Đắk Lắk phát triển du lịch từ chiều sâu sản phẩm

Đắk Lắk phát triển du lịch từ chiều sâu sản phẩm

Cập nhật: 12/05/2025

Hơn 210.000 lượt khách đến Đắk Lắk dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 là kết quả bước đầu cho chiến lược tái định vị sản phẩm du lịch của tỉnh, đặt trọng tâm vào chiều sâu văn hóa, bản sắc và trải nghiệm thực chất.

Sở VHTTDL Đắk Lắk cho biết, trong dịp lễ 30.4 - 1.5, địa phương đã đón hơn 210.000 lượt khách du lịch, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là con số khả quan, cho thấy hiệu quả bước đầu trong chiến lược phát triển du lịch gắn với xây dựng sản phẩm đặc thù, phát huy thế mạnh địa phương.

Định vị bốn mảng sản phẩm chủ lực

Ông Trần Hồng Tiến, Giám đốc Sở VHTTDL Đắk Lắk đánh giá, vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh, ngành du lịch địa phương đang có nhiều khởi sắc. Mấu chốt là Đắk Lắk tập trung vào việc xây dựng chiều sâu cho các sản phẩm, vừa tinh tế, vừa khác biệt, để tạo nên sức hút lâu dài.

Theo định hướng của ngành chức năng, du lịch Đắk Lắk hiện được xây dựng dựa trên bốn nhóm sản phẩm cốt lõi: du lịch trải nghiệm thiên nhiên - địa hình, du lịch canh nông gắn sản xuất - thương mại, du lịch di sản - bảo tàng và du lịch ẩm thực - văn hóa bản địa.

Những câu chuyện về ẩm thực và phong tục là nét đặc sắc riêng của văn hoá du lịch Đắk Lắk

Với du lịch thiên nhiên, địa phương chú trọng thiết kế các tuyến trải nghiệm ngắn và dài phù hợp với nhiều nhóm khách, đồng thời đảm bảo yếu tố an toàn, bảo vệ môi trường. Các tour gắn với kể chuyện dân gian, lịch sử - địa lý vùng đất cũng được đầu tư nhằm gia tăng chiều sâu trải nghiệm.

Với du lịch canh nông - sản xuất, mô hình farmstay, homestay, tour “một ngày làm nông dân”, gắn liền với giới thiệu sản phẩm tại chỗ đang phát huy hiệu quả. Sự liên kết giữa người dân và doanh nghiệp du lịch được thúc đẩy để tạo chuỗi giá trị bền vững.

Trong mảng du lịch di sản, các bảo tàng, di tích cần được kể chuyện tốt hơn. Việc ứng dụng công nghệ (thực tế ảo, hướng dẫn viên ảo…) đang được triển khai nhằm gia tăng tương tác. Bên cạnh đó, các sự kiện văn hóa định kỳ tại di tích, bảo tàng sẽ giúp giữ chân du khách lâu hơn.

Với du lịch ẩm thực, ngành du lịch xây dựng các tour nấu ăn, chợ phiên du lịch, giới thiệu món ăn đặc trưng, quy trình chế biến truyền thống. Nghệ nhân địa phương đóng vai trò như những “người kể chuyện”, góp phần giữ nguyên bản sắc ẩm thực vùng miền.

Ông Lại Đức Đại, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Đắk Lắk nhấn mạnh: “Chúng tôi không muốn sao chép mô hình đã có ở nơi khác. Điều cần thiết là xác định yếu tố đặc biệt, khác biệt, mang bản sắc Tây Nguyên để sản phẩm thật sự sống động, khó quên”.

Theo ông Đại, từ những hoạt động tưởng chừng phổ biến như âm nhạc đường phố, giao lưu văn hóa, đến giới thiệu món ăn, mỗi sản phẩm tại Đắk Lắk phải khơi dậy tinh thần Tây Nguyên, từ chi tiết biểu diễn, trang phục, màu sắc, đến lễ nghi, chất liệu văn hóa mẫu hệ…

Cồng chiêng, một di sản nổi bật của Tây Nguyên là ví dụ rõ nét. Để khách hiểu, không thể chỉ biểu diễn mà cần kể câu chuyện trước đó: tiếng chiêng này dùng trong nghi thức gì, mang ý nghĩa ra sao… Những hoạt động như vậy không chỉ mang tính trình diễn, mà còn tạo xúc cảm, gắn kết du khách với mảnh đất.

Xây dựng điểm nhấn khác biệt

Bên cạnh phát triển sản phẩm, công tác truyền thông, quảng bá cũng được chú trọng. Theo ngành du lịch tỉnh, truyền thông không chỉ dừng ở các clip quảng cáo, mà còn bao gồm cả dữ liệu nền tảng: hệ thống tư liệu, mô tả ngắn gọn, dễ hiểu về mỗi địa danh, món ăn, nghi thức…

“Muốn sản phẩm chạm tới du khách, phải đi từ chi tiết nhỏ nhất: một câu chuyện dân gian, một phong tục cổ truyền, một bức ảnh đúng thời điểm… Những điều ấy không thể có nếu chúng ta không đầu tư nghiên cứu, lưu trữ và chia sẻ hệ thống dữ liệu văn hóa bài bản”, ông Đại nhấn mạnh.


Tour tham quan sinh thái trang trại cafe ở Đắk Lắk thu hút nhiều du khách

Sở cũng đang phối hợp với các trường đại học, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, người dân bản địa để số hóa, chuẩn hóa thông tin về sản phẩm du lịch văn hóa Tây Nguyên, từ đó tích hợp vào hệ thống quảng bá đa kênh.

Không chỉ dừng lại ở bốn nhóm sản phẩm nêu trên, Đắk Lắk còn nhiều dư địa để phát triển du lịch mới mẻ như thể thao mạo hiểm, du lịch sức khỏe. Dịp lễ vừa qua, một số doanh nghiệp đã triển khai tour rafting chèo thuyền vượt thác, tour xe địa hình băng rừng, nhận được phản hồi tích cực.

Bên cạnh đó, các bản làng dân tộc còn lưu giữ nhiều kiến thức y học cổ truyền - như các bài thuốc từ lá rừng, rượu ngâm thảo dược, phương pháp trị liệu dân gian… Đây là cơ sở để phát triển sản phẩm du lịch y tế, sức khỏe - vốn là xu hướng đang lên trên toàn cầu.

Theo ông Trần Hồng Tiến, điều quan trọng nhất hiện nay là tạo dựng một hệ sinh thái du lịch bền vững, trong đó mọi người dân đều được hưởng lợi từ du lịch. Đó không chỉ là lợi ích kinh tế, mà còn là sự trân trọng văn hóa bản địa, tạo niềm tự hào cho cộng đồng cư dân.

“Chúng tôi không hướng đến việc ‘làm du lịch cho khách’, mà xây dựng sản phẩm du lịch vì cộng đồng, cho cộng đồng và với cộng đồng. Khi người dân cảm thấy được bảo vệ, được lắng nghe, được tôn vinh trong chính bản sắc của mình, họ sẽ là những người làm du lịch tuyệt vời nhất”, ông Tiến chia sẻ.

Hương Anh

Báo Văn Hóa – baovanhoa.vn – Đăng ngày 11/05/2025
Từ khóa: Đắk Lắk, phát triển du lịch, sản phẩm du lịch

Tin liên quan

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

(TITC) – Ngày 9/5/2025 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc về việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng

Phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn (Lào Cai)

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Bạn đi nhặt rác, tôi đi trồng cây…

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Bạn đi nhặt rác, tôi đi trồng cây…

Cà Mau: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày Đại dương thế giới

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034541

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC