Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 16/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Đắk Nông khoanh vùng khu vực bảo vệ núi lửa Nâm Kar

Đắk Nông khoanh vùng khu vực bảo vệ núi lửa Nâm Kar

Cập nhật: 26/04/2025

Ngày 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Đắk Nông khảo sát thực địa, họp thống nhất diện tích khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh núi lửa Nâm Kar, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô.

Núi lửa Nâm Kar hay còn gọi là núi lửa Phú Sơn nằm ở xã Quảng Phú. Núi lửa Nâm Kar hoạt động cách ngày nay khoảng 5,33 - 0,78 triệu năm, ứng với giai đoạn thứ 2 pliocene - pleistocene thuộc giai đoạn thứ 3 của lịch sử phát triển địa chất khu vực.


Đoàn khảo sát thực địa tại núi lửa Nâm Kar, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

Núi lửa Nâm Kar có hình nón cụt hay hình bát úp, miệng hình phễu trũng ở phần giữa do co rút thể tích và cân bằng trọng lực sau phun, gờ miệng xung quanh nổi cao, đặc trưng cho kiểu phun trào trung tâm phun nổ.

Cấu tạo phân tầng của các lớp tro, vụn núi lửa xen kẽ các tầng đá basalt đặc xít, nứt nẻ dạng khối chứng minh cho tính phân kỳ của hoạt động phun trào, có giá trị tiêu biểu về địa chất, kiến tạo địa mạo. Núi lửa Nâm Kar phân bố trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.


Đơn vị đo đạc cập nhật, xác định chính xác mốc giới và diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích núi lửa Nâm Kar

Núi lửa Nâm Kar nằm sát trên cung đường di chuyển vào hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, các bon, buôn giàu truyền thống văn hóa của các dân tộc M’Nông, Ê Đê… thuận lợi để kết nối tour, tuyến du lịch.


Cán bộ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Nông kiểm tra thực địa, rà soát đất và công trình liên quan đến quốc phòng trong khu vực khoanh vùng di tích

Trên cơ sở khảo sát thực tế và ý kiến tại cuộc họp các đại biểu thống nhất phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích có tổng diện tích 32,8 ha, gồm hai khu vực.

Trong đó, Khu vực I 16,4 ha là vùng lõi gồm miệng núi lửa, sườn núi - các yếu tố gốc cấu thành di tích, cần được bảo vệ nguyên trạng. Khu vực II 16,4 ha vùng đệm bao quanh, dự kiến xây dựng các hạng mục hỗ trợ như bãi đỗ xe, hoa viên để phát huy giá trị di tích. Đồng thời, thống nhất mở rộng diện tích khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích đối với các nón than 2 núi phụ của núi lửa Nâm Kar.

Lãnh đạo Sở VHTTDL đề nghị UBND huyện Krông Nô chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND xã Quảng Phú phối hợp trong công tác khoanh vùng, bảo vệ di tích. Chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ di tích.


Từ trên đỉnh núi lửa Nâm Kar, phóng tầm mắt ra xa, có thể quan sát trọn không gian của vùng quê yên bình xã Quảng Phú

Bảo tàng tỉnh được giao thực hiện việc cắm mốc giới khu vực bảo vệ di tích và phối hợp hoàn thiện bản vẽ kỹ thuật, bản đồ và các tài liệu liên quan, sớm hoàn chỉnh hồ sơ trình cấp thẩm quyền xếp hạng di tích theo quy định.

Nguyễn Nam

Báo Đắk Nông – baodaknong.vn – Đăng ngày 25/4/2025
Từ khóa: Đắk Nông, Danh lam thắng cảnh, khảo sát khoanh vùng, núi lửa Nâm Kar

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036765

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC