Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 20/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Đàn chim có tên trong Sách Đỏ bắt đầu di trú đến Điện Biên

Đàn chim có tên trong Sách Đỏ bắt đầu di trú đến Điện Biên

Cập nhật: 07/04/2016

Những ngày gần đây, trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ cùng nhiều địa phương thuộc tỉnh Điện Biên đã xuất hiện hàng nghìn con chim di trú.

Ảnh minh họa

Qua thông tin từ kiểm lâm địa phương đây là giống Cò Nhạn (còn có tên là Cò Ốc), có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, thuộc bậc R- loại cực kỳ quý hiếm.

Ông Chử Bá Huy, Phó Trưởng Phòng Quản lý - Bảo vệ rừng (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên), cho biết: Nhận được thông tin, đơn vị đã cử cán bộ khảo sát các địa bàn có đàn chim di trú này cùng các địa bàn chúng kiếm ăn. Hiện nay, địa bàn có nhiều Cò Nhạn bay về kiếm ăn nhất là khu vực các cánh đồng, sông suối từ huyện Mường Chà về thành phố Điện Biên Phủ; khu vực cánh đồng Mường Thanh (huyện Điện Biên), các hồ thủy lợi lớn như Pá Khoang…; hoặc các khu rừng trong khu vực Mường Tong, Mường Nhé.

Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 4-5 đàn Cò Nhạn lớn với số lượng lên tới hàng ngàn con. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đang tiến hành điều tra, khảo sát, sau đó sẽ tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị để bảo vệ loài động vật quý hiếm này.

Trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, trong sáng 6/4, nhiều người có mặt tại địa bàn đã chứng kiến đàn Cò Nhạn lên tới gần 1.000 con, bay lượn trên bầu trời thành phố trước khi đi kiếm ăn.

Bà Lò Thị Thi, Hạt phó Hạt Kiểm lâm thành phố, cho biết hiện nay, đàn chim này đã về di trú tại một số đồi thông trên địa bàn thành phố như đồi C1, C2; đồi thông tổ 18, 20 phường Tân Thanh; tổ 14 phường Mường Thanh; nhiều nhất là tại các rừng cây thuộc địa bàn xã Tà Lènh (thành phố Điện Biên Phủ), xã Pú Nhi của huyện Điện Biên Đông (tiếp giáp với thành phố). Buổi tối, chúng bay về trú ngụ, ban ngày bay đi kiếm ăn tại cách cánh đồng, hồ nước, sông suối trên khu vực quanh địa bàn thành phố. Sau khi phát hiện đàn chim di trú, đơn vị đã tổ chức họp phố bản, tuyên truyền lồng ghép nội dung phòng chống cháy rừng trong mùa khô với công tác phối hợp, bảo vệ đàn chim quý hiếm này.

Do có sự tuyên truyền kịp thời của cơ quan chức năng, cộng thêm tâm lý “đất lành- chim đậu” nên ý thức bảo vệ của nhân dân trong khu vực khá tốt. Năm 2015, nhiều khu vực, nhất là các tổ dân phố thuộc phường Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam..., các hộ dân sinh sống trên địa bàn khi phát hiện người lạ đến săn bắn đã kiên quyết ngăn cản, đồng thời báo tin cho lực lượng chức năng đến giải quyết.

Những ngày vừa qua, trên địa bàn chưa phát hiện trường hợp nào săn bắn trái phép loài chim này. Tuy nhiên, do đặc điểm Cò Nhạn khá dạn người, lại có bàn chân to, dẫm đạp lên lúa trong quá trình kiếm ăn nên thường bị xua đuổi, dễ bị săn bắn, gây khó khăn cho công tác bảo vệ./.

vietnamplus.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

(TITC) – Một năm sau khi chính thức được công nhận vào Danh lục Xanh của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên đang ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trong công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

(TITC) – Hướng tới hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), đồng thời góp phần vào nỗ lực phục hồi và bảo vệ hệ sinh thái rừng, ngày 16/5 vừa qua, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò (xã Đồng Tân, huyện Mai

Xu hướng du lịch với không gian xanh

Thách thức với “du lịch xanh”

Tái chế đến tái sinh

Xem tiếp

Tin nổi bật

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038285

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC