Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Đánh thức di sản làng cổ

Đánh thức di sản làng cổ

Cập nhật: 22/05/2020

Thời gian qua, làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên) - ngôi làng cổ có tuổi đời trên 500 năm sở hữu những biệt thự pha lẫn kiến trúc Việt cổ và kiến trúc Pháp là đề tài sáng tác của các nghệ sĩ nhóm 33A.

Ngày 22/5, 50 tác phẩm về làng Cựu của 9 họa sĩ sẽ được trưng bày tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội). Đây là một trong những hoạt động dài hơi của nhóm trong dự án “Đánh thức di sản”.

Giữ hồn làng Cựu

50 tác phẩm về “Ngôi làng biệt thự” sẽ được giới thiệu đến công chúng Thủ đô thông qua triển lãm mang tên “Bóng di sản”. Trong các bức tranh, công chúng thấy được những hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam nói chung và làng Cựu nói riêng như: Cổng làng, giếng nước hay những cụ già tóc bạc trắng, đeo khăn mỏ quạ.

Tranh về làng Cựu của họa sĩ Mạnh Tưởng (trái) và họa sĩ Đạt Phú (phải). Ảnh: Nhóm 33A

Đặc biệt, họa sĩ nhóm 33A còn lưu giữ hình ảnh làng Cựu bằng cách thổi hồn vào những chi tiết nhỏ bé như khung cửa sổ, chiếc ấm nước phủ đầy than đen hay tấm cửa của một căn nhà 3 gian cũ kĩ. Thế nhưng, cảm nhận của hầu hết người xem tranh là nét trầm mặc và đượm buồn.

Theo chia sẻ của các thành viên nhóm 33A, làng Cựu dù nổi tiếng là thế nhưng không khí trong làng khá vắng lặng. Bởi, người làng Cựu đã chuyển đến sinh sống và làm ăn ở nhiều nơi khác nhau. Trong làng chỉ còn người già và trẻ con. Những bức tường, mái nhà rêu phong trầm lắng nằm yên sau những cánh cổng im bặt đến nao lòng.

Bên cạnh đó, những biệt thự cổ được người làng Cựu thuê kiến trúc sư của Pháp về thiết kế cũng bị biến đổi theo thời gian. Ở đó đã xuất hiện việc san lấp, đập bỏ và sửa chữa cho những người từng đến đây chừng 10 năm trước, khi quay lại đã cảm thấy tiếc nuối vì di sản không còn nguyên vẹn.

Hoạ sĩ Dương Tuấn - thành viên nhóm 33A chia sẻ: "Đứng trước vẻ đẹp của dấu tích xưa cũ ấy, tôi lại nghĩ đến câu nói “Những cái còn lại sau thời gian đó chính là văn hóa”. Nếu một ngày nào đó những ngôi nhà, mái cổng, bờ tường rêu phong cổ kính này hoàn toàn mất đi thì sẽ ra sao? Tôi cho rằng không ai muốn nghĩ đến điều này".

Bảo tồn di sản bằng ngôn ngữ hội họa

Từ những trăn trở ấy, triển lãm “Bóng di sản” của nhóm 33A nhằm lưu lại vẻ đẹp của làng Cựu thông qua ngôn ngữ hội họa. Thử thách đặt ra đối với các nghệ sĩ là sẽ sử dụng cảnh quan, kiến trúc và con người làng Cựu làm nguyên liệu, thổi vào tác phẩm hơi thở đương đại mà không làm mất đi tinh thần, giá trị của di sản.

Hoạ sĩ Thế Long đã thay đổi một số lối vẽ truyền thống trong bộ 3 Phúc Lộc Thọ bằng chữ Vạn để tạo nên nghĩa khác nhau. Chữ Vạn có nghĩa mãi mãi là một chặng đường của nền văn hóa Việt. Trong triển lãm, hoạ sĩ Tuấn Đạt đem đến tác phẩm về cổng làng.

Thông qua tác phẩm, người xem có thể thấy, từ sau cánh cổng làng đã phai màu thời gian, chúng ta như bước vào một thế giới khác, xưa cũ và cổ kính. Nhưng đằng sau đó là cả một câu chuyện dài về làng Cựu với nét kiến trúc Việt cổ và Pháp độc nhất vô nhị, làng còn nổi tiếng với nghề thợ may Tây Âu đệ nhất Hà thành.

Thông qua triển lãm, các nghệ sĩ 33A mong muốn gửi thông điệp đến công chúng: “Bóng di sản” phải chăng chỉ còn là những chứng tích vật thể và phi vật thể của một thời kỳ, một vùng miền văn hóa đã đang bị lãng quên hay vẫn là dòng chảy của một giá trị văn hóa bền vững, mãi trường tồn như mạch nước ngầm thấm đẫm trong chúng ta?

"Tôi thấy, làng Cựu có sự khác biệt hơn các ngôi làng cổ khác, sự yên tĩnh và vắng vẻ là cảm nhận đầu tiên khi mọi du khách đặt chân đến làng. Nơi đây đang rất cần mỗi chúng ta có thêm những hành động, tiếng nói làm động lực bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại." - Họa sĩ Mạnh Tưởng

Minh An

Báo Kinh tế đô thị
Từ khóa: Lăng Cô, làng Cựu, Phú Xuyên, Vân Từ

Tin liên quan

Du lịch làng hương Phú Lộc (Quảng Nam)

Làng hương Phú Lộc (Quảng Nam), một trong những làng nghề làm hương truyền thống lâu đời nhất miền Trung, đã tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ qua.

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Hiện nay, tại xã Lộc An (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đang thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu lễ hội văn hóa truyền thống, ẩm thực; cung ứng các dịch vụ du lịch… Chính quyền địa phương, người dân tích cực phổ biến thông

Sầm Sơn hướng tới mùa du lịch văn minh, an toàn

Bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trước áp lực đô thị hóa

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem tiếp

Tin nổi bật

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Du lịch biển Huế 2025: Vừa đáp ứng dịch vụ, vừa chú trọng an toàn

Điểm đến đẹp nhất thế giới – tự hào và trách nhiệm

Điểm đến Bình Thuận với “Trải nghiệm bất tận”

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79032839

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC