Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 01/07/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Biến đổi khí hậu
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Đáp lời kêu cứu của đại dương

Đáp lời kêu cứu của đại dương

Cập nhật: 05/06/2025

Sáu quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa tuyên bố phê chuẩn Hiệp định về Biển cả, nâng tổng số nước thông qua hiệp định lên 28, song vẫn còn khoảng cách xa so với con số 60 nước cần thiết để văn bản quan trọng này chính thức có hiệu lực.


Hình ảnh rạn san hô ở Ấn Độ Dương. (Ảnh: CGTN)

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo, giá trị kinh tế của đại dương sẽ vượt quá 3.000 tỷ USD vào năm 2030, đưa đại dương trở thành “nền kinh tế lớn thứ năm thế giới”.

Biển cũng là tấm khiên bảo vệ sự sống trên Trái đất khi hấp thụ phần lớn lượng nhiệt dư thừa do đốt nhiên liệu hóa thạch. Vì vậy, bảo vệ đại dương không chỉ là bảo vệ hệ sinh thái, mà cả sinh kế của người dân.

Nhận thức rõ điều này, những năm qua, công tác bảo tồn được cộng đồng quốc tế đặc biệt chú trọng.

Năm 2022, Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal (GBF) được thông qua, trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2030, khôi phục và bảo tồn ít nhất 30% diện tích đất và biển của hành tinh.

Năm 2023, Hiệp định về Biển cả chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa then chốt trong việc bảo vệ các hệ sinh thái biển, khi đề ra quy định thành lập các khu bảo tồn, nơi một số hoạt động như đánh bắt cá hoặc khai thác mỏ bị hạn chế.

Tuy nhiên, từ cam kết đến hành động là cả một chặng đường dài đầy chông gai. Các nghiên cứu mới đây cảnh báo, mục tiêu toàn cầu về đưa 30% diện tích đại dương trở thành khu vực được bảo tồn vào năm 2030 đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Theo Giám đốc Viện Bảo tồn biển tại Seattle (Mỹ) Lance Morgan, hiện chưa đến 10% diện tích đại dương được chỉ định là khu bảo tồn và chỉ có 2,7% được bảo vệ nghiêm ngặt.

Báo cáo gần đây của Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cũng cho thấy, chỉ 2,04% diện tích biển ở Liên minh châu Âu (EU) là khu bảo tồn có kế hoạch quản lý cụ thể.

Nước biển ấm lên tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái, nhất là san hô, vốn không thể di cư tránh nóng. Theo nhiều nhà khoa học, nếu Trái đất nóng lên thêm 1,50C so với thời kỳ tiền công nghiệp, khoảng 70% đến 90% số rạn san hô trên thế giới sẽ bị xóa sổ trong thế kỷ này.

Những thành quả hạn chế nêu trên chưa đủ để bảo vệ “sức khỏe” đại dương. Nếu cam kết không sớm được hiện thực hóa, thì các khu bảo tồn sẽ chỉ mang tính tượng trưng.

Bị khai thác quá mức chỉ là một trong nhiều mối đe dọa đối với đại dương. Nước biển đang nóng lên nhanh hơn bao giờ hết vì hấp thụ hơn 90% lượng nhiệt dư thừa do khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Theo Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC), tốc độ ấm lên của đại dương đã tăng gấp đôi kể từ năm 1993, trong khi nhiệt độ trung bình bề mặt chạm mốc kỷ lục mới trong năm 2023 và 2024. Dù có dấu hiệu chững lại vào đầu năm 2025 nhưng nhiệt độ vẫn ở mức cao lịch sử.

Nước biển ấm lên tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái, nhất là san hô, vốn không thể di cư tránh nóng. Theo nhiều nhà khoa học, nếu Trái đất nóng lên thêm 1,50C so với thời kỳ tiền công nghiệp, khoảng 70% đến 90% số rạn san hô trên thế giới sẽ bị xóa sổ trong thế kỷ này.

Đáng lo ngại, ngưỡng nhiệt này có thể bị vượt qua ngay từ đầu những năm 2030, thậm chí sớm hơn. Hiện khoảng 25% tổng số loài sinh vật đang sống giữa các rạn san hô.

Sự suy thoái hoặc sụp đổ của hệ sinh thái này đe dọa sinh kế của khoảng 1 tỷ người dân đang phụ thuộc vào rạn san hô để có nguồn thực phẩm, thu nhập từ du lịch và tấm lá chắn tự nhiên trước sóng lớn và tình trạng xói mòn.

Giới chuyên gia nhận định, bảo vệ đại dương không phải là bài toán mà từng quốc gia đơn lẻ có thể tự mình giải quyết, nó đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng quốc tế.

Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ ba, dự kiến diễn ra tại Pháp vào tuần tới, sẽ mở ra cơ hội để các nước cùng thống nhất hành động và huy động nguồn tài trợ cho công tác bảo tồn biển.

Nước chủ nhà Pháp đặt mục tiêu nâng số quốc gia phê chuẩn từ 28 hiện nay lên 60 nước theo quy định, để đưa Hiệp định về Biển cả chính thức có hiệu lực ngay tại hội nghị, tạo bước ngoặt lịch sử trong nỗ lực đáp lại lời kêu cứu khẩn thiết của đại dương.

Ngọc Hương

Báo Nhân dân – nhandan.vn – Đăng ngày 04/6/2025
Từ khóa: bảo tồn hệ sinh thái biển, bảo vệ đại dương, biển ấm lên, biến đổi khí hậu, hiệp định về Biển cả, san hô bị phá hủy, Việt Nam

Tin liên quan

Huế phát triển nhiều điểm du lịch giảm thiểu rác thải nhựa

TP. Huế xác định, giảm rác thải nhựa là nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch xanh, bền vững tại các điểm du lịch trên địa bàn.

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Đồng Tháp được biết đến với nhiều sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Mô hình du lịch nha khoa vừa ra đời là sản phẩm được các phòng khám nha khoa trên địa bàn triển khai kết hợp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Độc đáo kiến trúc nhà tre gần Vườn Quốc gia Cúc Phương

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Xem tiếp

Tin nổi bật

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Cà Mau phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu

Quảng Nam: Bảo tồn di sản từ nền tảng đời sống cộng đồng

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
Say đắm Tây Giang
Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC