Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Đầu năm, vui hội non ngàn (Quảng Nam)

Đầu năm, vui hội non ngàn (Quảng Nam)

Cập nhật: 04/01/2023

Lần đầu tiên, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tổ chức chương trình ngày hội với nhiều sự kiện văn hóa tiêu biểu của cộng đồng Cơ Tu chào đón năm mới. Không chỉ đắm mình trong không gian hội làng truyền thống, đến với Tây Giang những ngày qua, du khách còn được thưởng lãm vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vỹ, tham gia các hoạt động dã ngoại trải nghiệm đầy thú vị.

Nhiều sự kiện văn hóa được lồng ghép tại sự kiện Tuần lễ văn hóa Tây Giang giúp du khách có cơ hội khám phá, trải nghiệm. Ảnh: ALăng Ngước

Ấn tượng Tây Giang

Đêm cuối cùng của năm 2022, mặc cho tiết trời vùng cao lạnh buốt, nhưng trước Quảng trường Tây Giang, hàng nghìn du khách và người dân địa phương có mặt từ rất sớm, cùng chứng kiến khoảnh khắc đêm hội chào đón năm mới 2023.

Bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc, đêm hội mang đến cho người xem một không gian văn hóa đan xen giữa chất liệu truyền thống và hiện đại đầy ấn tượng.

Trở lại Tây Giang sau nhiều năm cách trở bởi đại dịch COVID-19, chị Hồ Linh Hương - du khách đến từ Thừa Thiên Huế chia sẻ niềm vui khi được hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu. Chị Hương là giám đốc của HTX thổ cẩm chuyên cung ứng thời trang may mặc cho du khách tại Thừa Thiên Huế. Vì thế, chuyến đi này là dịp để chị Hương và cộng sự kết hợp tìm kiếm mở rộng thị trường ở Quảng Nam, nhất là địa bàn miền núi có đông người Cơ Tu sinh sống.

“Tây Giang thật sự ấn tượng. Không chỉ đa dạng về sắc màu văn hóa, mảnh đất và con người ở đây cũng tạo nên sự thân thiện và quyến rũ đối với du khách” - chị Hương chia sẻ.

Các tiết mục nghệ thuật trình diễn mang hương sắc vùng cao. Ảnh: ALăng Ngước

Đến với Tây Giang đúng vào thời khắc giao mùa, nhiều du khách bày tỏ sự thích thú bởi trong thời tiết se lạnh, giữa sắc màu văn hóa truyền thống, nhịp trống, tiếng chiêng và vũ điệu tâng tung da dá như hòa quyện vào không gian núi rừng.

Từng dòng người nắm tay nhau tạo thành vòng tròn nhảy quanh đống lửa, say sưa theo điệu múa “dâng trời”. Xen giữa cuộc trình diễn sắc màu, là các chương trình nghệ thuật đặc sắc, với sự góp mặt của các ca sĩ núi rừng như Siu Blak, Danh Zơram… để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả.

Nói như nghệ nhân ưu tú Clâu Blao (thôn Voòng, xã Tr’Hy), kể từ khi Tây Giang tái lập vào năm 2003, đây lần đầu tiên người dân địa phương được chứng kiến một không gian lễ hội theo quy mô “văn hóa - du lịch” chào đón năm mới. Các nghệ nhân mang đến lễ hội những giá trị độc đáo nhất, ý nghĩa nhất, thông qua tác phẩm điêu khắc, đan lát truyền thống phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm.

Cơ hội khai thác tiềm năng

Ông Arất Blúi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết, các hoạt động diễn ra những ngày qua tại địa phương đều nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ văn hóa Tây Giang.

Nông sản vùng cao được cơ hội bày bán tại không gian Tuần lễ văn hóa Tây Giang. Ảnh: ALăng Ngước

Thông qua nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu như: Liên hoan văn hóa dân tộc Cơ Tu; cắm trại bờ sông - cánh đồng xã Lăng; triển lãm ảnh “Tôi yêu Tây Giang”; việt dã leo núi chinh phục rừng đỗ quyên... Tuần lễ văn hóa Tây Giang được đánh giá để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân, du khách trong và ngoài nước.

Theo ông Arất Blúi, Tây Giang với lợi thế về bề dày văn hóa truyền thống và cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ, rất phù hợp trong định hướng phát triển các mô hình du lịch trải nghiệm văn hóa bản địa, du lịch sinh thái gắn với du lịch nông nghiệp và dược liệu sạch.

Trên cơ sở phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, Tây Giang tiếp tục mở rộng các tour du lịch mạo hiểm về nguồn, tham quan chinh phục độ cao quần thể rừng đỗ quyên, pơmu, lim xanh… nhằm khai thác đối đa tiềm năng vốn có dưới cánh rừng Trường Sơn Đông.

Các lều trại được cắm dọc bờ suối, tạo điểm sinh hoạt trải nghiệm lý tưởng cho du khách. Ảnh: ALăng Ngước

“Tuần lễ văn hóa Tây Giang năm 2022 này như một sự khởi đầu, tạo tiền đề để Tây Giang phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn các hoạt động văn hóa - thể thao và du lịch trong thời gian tới.

Tất cả sẽ cùng góp sức vào mục tiêu chung trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao thu nhập và đời sống của người dân địa phương từ chính văn hóa cộng đồng và du lịch sinh thái” - ông Arất Blúi nói.

Hưởng ứng chuỗi hoạt động sự kiện Năm du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022, thời gian qua, Tây Giang tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa nổi bật, góp phần phục hồi và từng bước phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tại địa phương sau đại dịch COVID-19.

Điểm nhấn các sự kiện này là địa phương tổ chức thành công lễ hội “Khai năm tạ ơn rừng”; “Ngày hội văn hóa Cơ Tu Tây Giang” đón đoàn tùy viên báo chí quốc tế của 40 nước đến trải nghiệm; Gameshow “Quê mình xứ Quảng”… để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân, du khách và bạn bè quốc tế.

Những vẻ đẹp của con người và thiên nhiên sẽ lần lượt được giới thiệu và quảng bá, mở ra cơ hội khai thác tiềm năng hiệu quả giúp Tây Giang sớm có tên trong bản đồ du lịch hấp dẫn trong tỉnh và khu vực miền Trung.

ALăng Ngước

Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn – Ngày 04/01/2023
Từ khóa: cộng đồng Cơ Tu, Quang-Nam, Tuần lễ văn hóa Tây Giang

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033191

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC