Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 01/07/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Cập nhật: 19/05/2025

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh.


Rừng ngập mặn Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc tạo ra tín chỉ carbon. Ảnh: Nam Anh.

Vậy nhưng hiện nay, việc tiếp cận tài chính của nhiều doanh nghiệp còn rất hạn chế. Một phần do thiếu nguồn tài chính xanh, phần khác doanh nghiệp chưa được phép sử dụng tài sản hình thành từ quá trình chuyển đổi - điển hình tài sản đó là tín chỉ carbon để làm tài sản đảm bảo để tiếp cận vốn vay…

Ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, tín chỉ carbon gắn với chuyển đổi xanh đã gần như trở thành yêu cầu tất yếu đối với doanh nghiệp. Tín chỉ carbon đang ngày càng trở thành một công cụ tài chính phổ biến, được nhiều quốc gia phát triển xây dựng thị trường giao dịch sôi động. Việt Nam, với mục tiêu chuyển dịch sang nền kinh tế xanh và cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đang có cơ hội lớn để khai thác tín chỉ carbon không chỉ như một công cụ môi trường mà còn như một tài sản tài chính có giá trị bảo đảm.

Vậy nhưng, theo TS Lê Thị Giang - giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, việc xác lập giao dịch bảo đảm đối với tín chỉ carbon vẫn chưa có quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam. Đây là điểm nghẽn lớn cần tháo gỡ để loại hình tài sản mới này có thể thực sự tham gia sâu vào thị trường tài chính.

Đồng quan điểm TS Vũ Thị Vân Anh - Trưởng phòng cao cấp khối môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp (ESG) của Công ty TNHH Kpmg cho hay: Chi phí giao dịch tín chỉ carbon ở Việt Nam khá cao. Trung bình chi phí phát triển và xác minh một dự án tín chỉ carbon đạt tiêu chuẩn quốc tế dao động từ 100 - 500.000 USD/dự án, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong việc tìm nguồn vốn. Hiện một số quốc gia trên thế giới công nhận tín chỉ carbon được công nhận là công cụ tài chính giao dịch trên các sàn giao dịch.

Về thực trạng nêu trên, ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhận định, hiện ở Việt Nam, xác lập giao dịch bảo đảm đối với tín chỉ carbon chưa có quy định pháp luật cụ thể nên ngân hàng e ngại thực hiện. Chính vì vậy mà ngân hàng có thể gặp khó khăn trong xử lý nợ xấu. Đến nay, tín chỉ carbon đang được xem là tài sản vô hình, không dễ định giá hay thanh lý như tài sản hữu hình. Vẫn theo ông Nguyễn Kim Hùng, Việt Nam không thể sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm nếu chưa có thị trường carbon vận hành ổn định, có chuẩn mực rõ ràng và giá trị tín chỉ được thị trường chấp nhận.

Và để chuẩn bị cho việc tín chỉ carbon trở thành một loại tài sản đảm bảo, TS Vũ Thị Vân Anh cho rằng, điều này đòi hỏi việc hoàn thiện khung pháp lý thông qua nghiên cứu và ban hành các quy định cụ thể, làm rõ cơ sở pháp lý cho việc sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản đảm bảo.

Còn theo ông Đỗ Giang Nam - thành viên Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Việt Nam đang xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tài sản số và tín chỉ carbon. Và việc hoàn thiện khung pháp lý là điều kiện cần thiết để ngân hàng có cơ sở tiếp nhận các tài sản mới làm bảo đảm tín dụng.

Nam Anh

Báo Đại Đoàn kết – daidoanket.vn – Đăng ngày 12/5/2025
Từ khóa: chuyển đổi xanh, doanh nghiệp, tài sản bảo đảm, thị trường tín chỉ carbon, Tín chỉ Carbon

Tin liên quan

Huế phát triển nhiều điểm du lịch giảm thiểu rác thải nhựa

TP. Huế xác định, giảm rác thải nhựa là nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch xanh, bền vững tại các điểm du lịch trên địa bàn.

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Đồng Tháp được biết đến với nhiều sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Mô hình du lịch nha khoa vừa ra đời là sản phẩm được các phòng khám nha khoa trên địa bàn triển khai kết hợp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Độc đáo kiến trúc nhà tre gần Vườn Quốc gia Cúc Phương

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Xem tiếp

Tin nổi bật

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Cà Mau phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu

Quảng Nam: Bảo tồn di sản từ nền tảng đời sống cộng đồng

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Say đắm Tây Giang
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC