Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Đề xuất Võ cổ truyền Bình Định là di sản của nhân loại

Đề xuất Võ cổ truyền Bình Định là di sản của nhân loại

Cập nhật: 31/03/2021

Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký văn bản số 1289 /UBND-VX gửi Bộ VHTTDL về việc đề xuất lập hồ sơ đề cử Võ cổ truyền Bình Định trình UNESCO xem xét ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Võ cổ truyền Bình Định được truyền dạy cho lớp trẻ

Văn bản gửi Bộ VHTTDL nêu rõ, Võ cổ truyền Bình Định xuất hiện từ rất sớm, đến thời Tây Sơn vào thế kỷ XVIII đã thể hiện rõ nét. Võ cổ truyền Bình Định thời Tây Sơn là sự kết tinh và hòa quyện cao độ giữa các dòng võ, môn võ, phái võ khác nhau và quy tụ nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều võ quan, võ sư nổi tiếng, tạo nên sức mạnh tổng hợp, chắt lọc tìm ra cái tinh tuý nhất để bồi đắp, bổ sung vào kho tàng di sản võ học chân truyền của dân tộc. Từ năm 2011 đến nay, với sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo các cấp, các ngành, Võ cổ truyền Bình Định đã có những bước phát triển nổi bật trong công tác bảo vệ và phát huy những giá trị đặc trưng của một di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật trình diễn truyền thống, gắn với xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao trên địa bàn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Năm 2012, Bộ VHTTDL đã ghi danh Võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Toàn tỉnh Bình Định hiện có hàng nghìn nghệ nhân đang nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định, đang thực hành và truyền dạy tại 177 võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong đó, có 4 nghệ nhân ưu tú, 2 đại võ sư quốc tế, 26 đại võ sư quốc gia, 12 võ sư cao cấp, 73 võ sư, 57 chuẩn võ sư, 415 huấn luyện viên… Từ năm 2006 đến nay, Bình Định là nơi đã tổ chức 7 kỳ Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam, đồng thời là nơi giao lưu di sản võ cổ truyền từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với di sản Võ cổ truyền Bình Định. Ngoài ra, Võ cổ truyền Bình Định cũng đã có nhiều võ đường được thành lập, thực hành và truyền dạy ở nhiều nước trên thế giới.

Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam là nơi giao lưu di sản Võ cổ truyền từ các quốc gia trên thế giới

Cũng theo văn bản, nhằm tôn vinh đúng giá trị đích thực về khoa học, lịch sử, văn hóa của di sản và định hướng cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị của một di sản nghệ thuật trình diễn truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ VHTTDL quan tâm xem xét, có văn bản trình Chính phủ đưa di sản Võ cổ truyền Bình Định vào danh mục đề cử lên UNESCO ghi danh, tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; đồng thời có ý kiến chỉ đạo các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch phối hợp và hỗ trợ UBND tỉnh Bình Định tiến hành lập hồ sơ khoa học di sản Võ cổ truyền Bình Định trong giai đoạn 2021 - 2025.

Phan Hiếu

Báo Văn hoá
Từ khóa: di sản của nhân loại, Võ Bình Định, Võ cổ truyền

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036942

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC