Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 11/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Đến khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam

Đến khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam

Cập nhật: 30/11/2009

Dân thích đi du lịch chắc hẳn ai cũng từng một lần nghe nhắc đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Đây là khu bảo tồn dự trữ sinh quyển đất rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam được quốc tế công nhận theo công ước quốc tế Ramsar từ tháng 1-1989 (Công ước bảo tồn những vùng đất ngập nước).

Trong tiết trời se se lạnh, đoàn điền dã của chúng tôi gồm 24 sinh viên và các cán bộ Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNature) khởi hành từ lúc 7g sáng. Áo bông, khăn len che kín người; phù phù hơi thở ấm nồng xuýt xoa đôi bàn tay bé nhỏ, duy chỉ có đôi mắt là ngời lên vẻ háo hức sắp được đặt chân đến miền đất hứa.

Cách thành phố Hà Nội gần 200km thuộc địa phận huyện Giao Thủy (Nam Định), vườn quốc gia Xuân Thủy được chia thành hai vùng đệm và vùng lõi. Vùng đệm bao gồm 5 xã Giao An, Giao Thiện, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải với diện tích 8.000ha.

Đến đây, du khách thích thú với khu rừng ngập mặn rộng 7.100ha với nhiều loài chim quý hiếm sinh sống. Hầu hết du khách biết đến vườn quốc gia Xuân Thủy là “ga chim” quan trọng đối với dòng chim di trú quốc tế, trong số đó có loài cò mỏ thìa mặt đen, là loài chim đã được ghi vào Sách đỏ của IUCN về các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Hằng năm có tới khoảng 100 loài chim di cư chọn nơi đây là điểm lưu trú trên đường di cư về phương Nam trú đông, trong đó có tới 1/5 số lượng cò mỏ thìa của toàn thế giới. Tại vườn, ước tính có 215 loài chim nước sinh sống, nhiều loài gần như tuyệt chủng có tên trong Sách đỏ thế giới, như rẽ mỏ thìa, bồ nông, cò thìa, choi choi mỏ thìa, mòng biển, diệc đầu đỏ...

Cánh cò trắng muốt thấp thoáng trong câu ca dao xưa nay hiển hiện trước mắt khiến du khách ngạc nhiên thích thú. Dường như cò ở đây cũng quen với khách tham quan nên tung đôi cánh trắng muốt hay đứng khoe dáng cho bạn tha hồ chụp ảnh.

Không chỉ có thế, Xuân Thủy nổi tiếng với hệ sinh thái điển hình ven biển cửa sông miền Bắc. Trên vùng đất ngập mặn này, dưới làn nước thủy triều có khoảng 165 loài động vật nổi và 154 loài động vật đáy, tổng cộng khoảng 500 loài động vật. Về thực vật, vườn hiện có 120 loài thực vật bậc cao, trong đó có nhiều loài rong tảo có giá trị kinh tế cao.

Đi thuyền khoảng nửa tiếng đồng hồ, bạn đến được đài quan sát xây trên nền đất cao phóng tầm mắt bao quát cả khu rừng ngập mặn. Xung quanh, rừng phi lao xanh rờn đứng hiên ngang đương đầu với sóng gió. Dưới mặt đất, bạn không khỏi ngạc nhiên bởi chằng chịt rau muống biển khoe màu tím biếc du dương theo tiếng sóng, tiếng gió hát bài ca đón chào du khách.

Tại đây, bạn cũng sẽ được biết đến nhiều mô hình sinh kế mới của người dân như trồng nấm, nuôi ong… Bạn sẽ được tiếp xúc với “bác Nấm” Vũ Phương Thảo - cụ ông làm giàu từ cây nấm. Bác là chủ tịch câu lạc bộ trồng nấm đầu tiên ở Xuân Thủy và cũng là đầu tiên ở Nam Định.

Rồi nữa, hãy thỏa sức hít thở khí trời trong lành giữa không gian bao la của đầm tôm mênh mông - một mô hình phát triển kinh tế vừa là mô hình du lịch đầy thú vị đối với du khách.

Rất nhiều điều thú vị chào đón du khách khi đặt chân đến khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Tại sao bạn không đến một lần để thưởng thức món nấm xào ngát hương, đĩa tôm đậm đà hương vị của đất của rừng ngập mặn? Và hơn thế, để bạn thêm yêu thêm quý xứ sở thân yêu của chúng ta.

Tuổi Trẻ
Từ khóa:

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033771

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC