Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị) vào top kỳ quan chưa được khám phá

Địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị) vào top kỳ quan chưa được khám phá

Cập nhật: 25/11/2015

(TITC) - Theo trang du lịch Thrillist (Mỹ), địa đạo Vịnh Mốc (Việt Nam) là điểm đến hấp dẫn ở châu Á nhưng chưa được khám phá.

Nằm cách quốc lộ 1A 13km về phía đông, cách bãi biển Cửa Tùng 6km về phía bắc, địa đạo Vịnh Mốc (xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là pháo đài thép góp phần giúp quân dân Vịnh Mốc chiến đấu chống lại các cuộc càn quét khốc liệt của Mỹ-Ngụy trong những năm chiến tranh (giai đoạn 1965 - 1972). Địa đạo Vịnh Mốc là hệ thống đường hầm trong lòng đất được đào từ năm 1965 đến năm 1967. Địa đạo có tổng chiều dài gần 2km, chia thành 3 tầng: tầng một cách mặt đất khoảng 13m, tầng 2 cách mặt đất khoảng 15m, tầng 3 cách mặt đất trên 23m; gồm 13 cửa ra vào, trong đó 6 cửa thông lên đồi và 7 cửa thông ra biển (mỗi cửa có tác dụng như một lỗ thông hơi). Địa đạo được kiến tạo như một ngôi làng thu nhỏ dưới lòng đất, có 94 căn hộ gia đình, có giếng nước ngọt đáp ứng sinh hoạt của người dân, có hội trường với sức chứa khoảng 60 người, bảng tin, nhà hộ sinh, nhà vệ sinh, phòng phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm (loại bếp nấu được dưới lòng đất mà hạn chế khói bốc lên trên), kho gạo, trạm đặt máy điện thoại, đài quan sát, trạm gác, hầm tránh bom khoan. Cùng với địa đạo Vịnh Mốc, danh mục các điểm đến hấp dẫn khác ở châu Á cũng chưa được khám phá còn có: tu viện Tatev (Armenia), tu viện Taktsang Palphug (Bhutan), nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien (Brunei), sông Irrawaddy (Myanmar), hang động chết (Campuchia), rừng đá Zhangjiajie (Trung Quốc), thị trấn Crank's Ridge (Ấn Độ), vườn quốc gia Komodo (Indonesia), công viên Yoro (Nhật Bản), hệ thống hang động Viengxay (Lào), cung điện Mulee Aage (Maldives), nhà thờ Hồi giáo Putra (Malaysia), vách đá Flaming (Mông Cổ), cung đường đèo Annapurna (Nepal), ruộng bậc thang Banaue (Philippines), khu ẩm thực đường phố (Singapore), cánh đồng muối Taepyeong (Hàn Quốc), vườn quốc gia Jathika Namal Uyana (Sri Lanka), vườn quốc gia Salawin (Thái Lan).

Thanh Hải

Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037124

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC