Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 14/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Điểm sáng môi trường du lịch sinh thái

Điểm sáng môi trường du lịch sinh thái

Cập nhật: 15/12/2016

Đưa chúng tôi đi thuyền dọc lòng hồ sông Đà, ông Bùi Văn Khánh, Trạm trưởng Trạm QLBV rừng Bình Thanh (Hòa Bình) cho biết, xã Thung Nai, huyện Mai Châu là “điểm sáng” về môi trường du lịch rừng sinh thái bền vững.
Vận động người dân giữ rừng để giữ môi trường trong lành và bầu nước cho thủy điện Hòa Bình Xã Thung Nai thuộc huyện Cao Phong, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 100km. Ai từng đến Thung Nai sẽ rất ấn tượng bởi phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, nét văn hóa đặc sắc của người Mường nơi đây với những món đặc sản mà chỉ khu vực lòng hồ mới có. Với lợi thế tự nhiên trên rừng, dưới hồ, Thung Nai có tiềm năng phát triển mạnh du lịch sinh thái rừng với nhiều địa điểm và hoạt động hấp dẫn. Để phát triển nghề “công nghiệp không khói”, ông Bùi Văn Nhàn, Chủ tịch UBND xã Thung Nai cho biết, xã đã đưa vấn đề phát triển du lịch rừng vào Nghị quyết HĐND xã, qua đó tạo tiền đề để ngành du lịch - dịch vụ phát triển bền vững, nhân ra diện rộng dựa trên tiềm năng thế mạnh là môi trường rừng. Xã có 3.558ha nhưng có đến 1/3 diện tích là đất rừng với hơn 1.000ha rừng trồng keo, bương, nứa hai bên bờ sông Đà; 518 hộ với 2.090 khẩu của xã sống chủ yếu nhờ vào rừng. Cũng theo ông Nhàn, Thung Nai là một thung lũng rộng lớn được bao quanh bởi rừng và các ngọn núi cao. Cái tên Thung Nai bắt nguồn từ việc có nhiều nai về đây gặm cỏ. Một thời, rừng Thung Nai bị chặt phá, chỉ còn trơ trọi lại đất đồi. Tuy nhiên, khi Nhà nước đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình trên dòng sông Đà nên Thung Nai được đắp đập để tích nước phục vụ cho công trình thủy điện. “Muốn có thủy điện phải trồng và bảo vệ rừng thì mới giữ được nước. Ý thức được việc đó, người dân trong xã bao năm qua đã xem rừng như nhà, xem cây rừng như của cải, linh vật giữ gìn nên các bản làng ở Thung Nai bây giờ bạt ngàn màu xanh, môi trường sống trong lành. Có được sự yên bình đó đều nhờ rừng che phủ và nhờ công sức của người dân”, ông Nhàn tâm sự. Chiều buông xuống, từng cánh rừng ở Thung Nai như muốn ôm trọn cả bản làng, rừng yên ả trên mặt hồ và nhuốm cả một không gian huyền ảo, Thung Nai chìm trong làn sương mờ ảo. Giống như nơi giao hòa giữa đất trời và sông nước, gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, Thung Nai hiện lên như một vịnh Hạ Long thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc. Bởi thế mà Thung Nai được nhiều người biết đến là một địa điểm du lịch lý tưởng tìm về với thiên nhiên, với gà đồi, thịt lợn Mường, măng rừng, các loại rau rừng... Tất cả đều là sản vật nhờ môi trường rừng mà có. BÌNH NGUYÊN

nongnghiep.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Ra Biển Đông săn những đường bay

Giữa mênh mông Biển Đông, đường bay của cá chuồn vút lên thành vũ điệu, cú phóng mình của cá heo tinh nghịch đáng yêu, đàn ó sà xuống chớp nhoáng, thót tim… Mỗi đường bay là chuyển động của sự sống, bản năng sinh tồn nhưng cũng mang vẻ

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Từ những ao đầm nuôi tôm, cua đến những cánh rừng đước bạt ngàn, Cà Mau đang khéo léo biến lợi thế thành giá trị, biến tiềm năng thành sinh kế bền vững. Hướng đi này không chỉ giúp người dân “ly nông bất ly hương”, mà còn lan tỏa

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035662

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC