Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Điện Biên: Nguy cơ ô nhiễm sông Nậm Rốm từ chợ Mường Thanh

Điện Biên: Nguy cơ ô nhiễm sông Nậm Rốm từ chợ Mường Thanh

Cập nhật: 05/10/2010

Bờ kè sông Nậm Rốm, chạy dài từ cầu Thanh Bình đến điểm cầu Mường Thanh cơ bản hoàn thành nhiều tháng nay đã góp phần thay đổi diện mạo sông Nậm Rốm lịch sử đẹp, khang trang.Tuy nhiên, việc người dân tự ý chiếm dụng một phần diện tích bờ kè để mở rộng quy mô chợ Mường Thanh (thuộc phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ) đã dẫn đến một hệ quả đáng ngại: Sông Nậm Rốm bị ô nhiễm từ việc người dân đổ nước, rác thải trực tiếp xuống lòng sông. Một phần của bờ kè với chiều dài trên, dưới 30 mét, chiều rộng hơn 2 mét, là khu vực người dân tụ tập bán, buôn những mặt hàng thuỷ sản, gia cầm. Theo thống kê chưa đầy đủ, tại chợ có gần 10 hộ tư nhân thực hiện việc giết mổ gia cầm tại chỗ, tổng số gia cầm giết mổ hằng ngày lên đến gần 200 con. Sau mỗi buổi chợ, một lượng nước bẩn hàng chục khối từ khâu giết mổ, làm sạch mặt hàng thuỷ sản, gia cầm này, các chủ hàng cho tháo chảy trực tiếp xuống lòng sông Nậm Rốm.

Cách đó không xa, gần đầu điểm cầu lịch sử Mường Thanh cũng hình thành một chỗ xả rác tự phát, lâu dần, nơi đây đã trở thành điểm tập kết rác thải của hàng trăm người dân kinh doanh, bán buôn ở chợ. Chỉ lúc chiều tối, nhân viên vệ sinh đô thị mới đến đây làm vệ sinh, thu gom rác. Do điểm tập kết này nằm cạnh bờ sông Nậm Rốm, một lượng lớn nước bẩn và rác cũng theo dòng chảy xuống lòng sông này, ngày nắng bốc mùi hôi rất khó chịu.

Ông Trương Quang Hưng, Chủ tịch UBND phường Mường Thanh (thành phố Điện Biên Phủ) cho biết: Việc người dân lấn chiếm bờ kè để kinh doanh bán buôn là tự phát, không nằm trong quy hoạch của phường. Hiện tại, quỹ đất dành cho việc mở rộng chợ, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, buôn bán của người là dân chưa có, cơ quan chức năng phường đành chấp nhận thực trạng trên. Công tác vệ sinh ở chợ, phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân, không thể mạnh tay để xử phạt, xử lý. Vì nếu đưa ra khung xử lý, xử phạt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu nhập kinh tế hằng ngày của hàng trăm nhân khẩu.

Với tổng diện tích khoảng 1ha, qua nhiều năm tồn tại, chợ Mường Thanh trở thành nơi trao đổi, bán buôn hàng hóa của hàng ngàn người dân đến từ các xã phụ cận, biên giới như Thanh Chăn, Thanh Luông, Thanh Yên, Thanh Hưng... của tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, chợ vẫn chưa có người đảm nhận việc quét dọn, thu gom rác thải, phế phẩm, tạp bẩn sau mỗi buổi tan chợ. Việc giữ gìn vệ sinh ở khu chợ Mường Thanh này chỉ biết trông chờ vào ý thức của mỗi người bán buôn càng làm cho nguy cơ ô nhiễm ở đây càng cao hơn, đe dọa rất lớn đến cảnh quan và môi trường sống của các loài thuỷ sinh ở sông Nậm Rốm.

Sông Nậm Rốm, một điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp của thành phố Điện Biên Phủ nói riêng, niềm tự hào của Đất và Người Điện Biên nói chung. Vì giá trị và vẻ đẹp đó, thiết nghĩ, cơ quan chức năng trên địa bàn cần có những biện pháp hữu hiệu, khả thi hơn trong khâu quản lý hoạt động bán buôn ở khu vực chợ Mường Thanh, nhằm tránh tình trạng gây nguy cơ ô nhiễm và trả lại vẻ đẹp mỹ quan vốn có của dòng sông Nậm Rốm huyền thoại này.

Tổng cục Môi trường
Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

(TITC) – Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 2134/BVHTTDL-PC về việc tăng cường thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), triển khai Chiến lược quốc gia về PCTHTL và Nghị quyết số 173/2024/QH15 của

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037903

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC