Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Điện Biên: Phát triển du lịch trải nghiệm để “hút” khách

Điện Biên: Phát triển du lịch trải nghiệm để “hút” khách

Cập nhật: 28/03/2023

Cùng với hệ thống quần thể di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên còn là nơi sinh sống tập trung của 19 dân tộc anh em, với những nét văn hóa riêng biệt. Tận dụng những nét văn hóa riêng có ấy để phát triển thành sản phẩm du lịch trải nghiệm đã và đang được coi là nhân tố tích cực tạo nên sự hấp dẫn đối với khách du lịch khi đến với Điện Biên.

Du khách thích thú tham gia trải nghiệm xay ngô bằng cối đá tại Lễ hội Hoa Ban.

Không khó để nhận ra, tại hầu hết các ngày hội văn hóa - thể thao, lễ hội của các dân tộc diễn ra trên địa bàn tỉnh đều có những trò chơi dân gian, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Các trò chơi thường được sáng tạo và xuất phát từ cuộc sống lao động, sản xuất của chính người dân, như: Tung còn, đánh tù lu, đẩy gậy, bắn nỏ, đi cà kheo, giã bánh dày, tó mák lẹ… Qua đó, không chỉ thể hiện được sức khỏe dẻo dai, bền bỉ và khéo léo của người chơi, mang lại niềm vui, tính đoàn kết, cộng đồng dân tộc, mà còn góp phần giới thiệu, quảng bá nét đặc trưng văn hóa truyền thống của địa phương.

Đến du lịch Điện Biên vào đúng dịp tổ chức Lễ hội Hoa Ban, chị Nguyễn Ngọc Nhung, du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh rất hào hứng khi được tham gia trải nghiệm các trò chơi dân gian tại lễ hội. Trong đó, ấn tượng nhất với chị là trò chơi tung còn. Chị Nhung chia sẻ: “Không chỉ được trực tiếp cầm và ném những quả còn, tôi còn được người dân địa phương giới thiệu về ý nghĩa của trò chơi rất tỉ mỉ, nhất là mỗi vật dụng trong trò chơi đều mang ý nghĩa riêng. Như vòng tròn trên cây nêu tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, ngày và đêm, âm và dương, thể hiện sức mạnh của tự nhiên. Bên trong quả còn là những nguyên liệu như: cát, thóc, ngô tượng trưng cho vật chất, quả còn được ném qua vòng tròn mang theo mong ước của bà con về một vụ mùa mới bội thu, đời sống no ấm, con cái sinh sôi. Qua đó giúp tôi hiểu phần nào đời sống văn hóa của người dân nơi đây”.

Không chỉ là các trò chơi dân gian, du khách còn được hòa mình vào đời sống sinh hoạt, lao động của đồng bào dân tộc bằng việc tự mình trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động truyền thống sinh hoạt hàng ngày. Điều này được thể hiện rất rõ ở các điểm bản du lịch cộng đồng với những hoạt động trải nghiệm độc đáo, mang đến sự thú vị, hấp dẫn cho du khách.

Đơn cử như tại nhà hàng Ẩm thực suối Phiêng Lơi, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ, để thu hút và tạo ấn tượng cho du khách, nhà hàng không chỉ tạo cảnh quan, không gian gần gũi với thiên nhiên, chế biến những món ăn mang đậm bản sắc dân tộc Thái, mà du khách đến đây còn được giao lưu văn nghệ, hòa mình vào những điệu hát Thái, vòng xòe Thái hay điệu sạp….

Du khách trải nghiệm làm món cá nướng tại “Homestay vịnh Pa Phông”. Ảnh: CTV

Ấn tượng, khó quên là những trải nghiệm thú vị của anh Hoàng Đức Cảnh, du khách người Đà Nẵng khi được hòa mình vào điệu xòe tại nhà hàng. Bước ra từ vòng xòe, anh Cảnh hào hứng chia sẻ: Tôi rất ấn tượng với những món ăn, như: xôi tím, cá suối nướng, thịt trâu luộc chấm chẩm chéo… Và đặc biệt nhất là sau bữa cơm thân mật, thưởng thức những chén rượu thơm nồng, mọi người cùng tay trong tay hòa mình vào điệu xòe bên ánh lửa đêm bập bùng, để hòa mình vào nhịp sống vui tươi của người dân bản địa.… Và điệu xòe cũng thật kỳ diệu, lôi cuốn khi gắn kết những con người từ xa lạ thành thân quen.

Nằm ở ngay cạnh cầu Pa Phông, cây cầu treo bắc qua sông Đà trên con đường độc đạo nối trung tâm xã Huổi Só với bản Huổi Lóng, cơ sở kinh doanh ăn uống và lưu trú của chị Quàng Thị Hoa ở thôn 1, xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa được nhiều người ưu ái gọi với cái tên “Homestay vịnh Pa Phông”. Mặc dù đang trong quá trình hoàn thiện, song nhờ mang những nét dân dã, tái hiện cuộc sống bình dị của người dân ven dòng sông Đà hoà quyện với phong cảnh thiên nhiên đặc sắc, “Homestay vịnh Pa Phông” đã thu hút nhiều khách du lịch; đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm. Chị Hoa chia sẻ: Khách đến đây không chỉ là lưu trú, ghi lại những phong cảnh non nước hữu tình, mà còn được trực tiếp trải nghiệm cuộc sống của người dân như chèo thuyền độc mộc, đánh bắt cá trên sông Đà, cất vó tôm, tự tay chế biến các món ăn… Nhờ những trải nghiệm đầy thú vị ấy nên dù cơ sở chưa hoàn thiện và đang thử nghiệm đón khách, nhưng khoảng 6 tháng qua đã đón hơn 100 lượt du khách đến lưu trú, trải nghiệm và để lại những ấn tượng tốt.

Trong hành trình đến với Điện Biên, thông qua các hoạt động du lịch trải nghiệm, giờ đây, du khách không chỉ là người “cưỡi ngựa xem hoa”, đứng bên ngoài chiêm ngưỡng, quan sát, mà họ sẽ được đắm chìm vào đời sống văn hóa, những phong tục, lễ nghi của địa danh đó, được trò chuyện, sinh hoạt cùng với người dân bản địa… Từ đó sẽ hiểu hơn về văn hóa, con người, cảnh vật của mỗi địa danh mà họ được sống, được tìm hiểu và khám phá. Những hoạt động trên không chỉ góp phần giới thiệu, quảng bá nét đặc trưng văn hóa truyền thống của địa phương, mà còn là sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, mang đến trải nghiệm ấn tượng, hấp dẫn cho du khách.

Bài, ảnh: Thu Hằng

Báo Điện Biên Phủ – baodienbienphu.info.vn – Đăng ngày 28/03/2023
Từ khóa: Điện Biên, Điện Biên Phủ, du lịch trải nghiệm, sản phẩm du lịch, văn hóa

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033353

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC